Chứng nhận CFS là gì? Vai trò CFS trong Xuất Nhập Khẩu

Những đơn vị khi muốn xuất nhập khẩu hàng hoá đều cần sử dụng đến giấy chứng nhận CFS. Vậy CFS là gì? hay kho CFS là gì? Để tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề này. Chúng ta hãy khám phá bài viết ngay sau đây nhé!

Định nghĩa CFS

Đầu tiên bạn cần phải biết được CFS là gì? CFS là viết tắt của từ gì? CFS là tên viết tắt của cụm từ Certificate of Free Sale. Có nghĩa là giấy chứng nhận lưu hành tự do hay còn được gọi là một chứng chỉ cfs. Bên cạnh đó thì CFS còn được biết đến với 2 ý nghĩa liên quan đó là địa điểm và chi phí. CFS được áp dụng trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

Với ý nghĩa thứ nhất liên quan đến địa điểm, CFS được hiểu là một kho chuyên dùng để xuất nhập hàng hoá xuất khẩu. Trong ngành xuất nhập khẩu nó sẽ được chia thành FCL và LCL. FCL được coi là hàng trong container. Còn lại LCL là những mặt hàng lẻ sẽ được thu gom về kho. Kho này sẽ được gọi là kho CFS.

Giấy chứng nhận CFS
Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS

Bạn có thể chưa biết: CO và CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa

CFS là chứng nhận gì?

CFS là chứng nhận lưu hành tự do được cấp phép bởi những cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hoá cấp cho các thương nhân xuất khẩu. Thông qua đó CFS sẽ giúp chứng nhận sản phẩm hoặc hàng hoá đó được sản xuất và được cho phép lưu hành tự do tại đất nước xuất khẩu.

Chẳng hạn như một sản phẩm được cấp giấy chứng nhận CFS Hoa Kỳ. Như vậy có thể hiểu được sản phẩm có đủ điều kiện để nhập khẩu và được phép lưu thông vào thị trường của Hoa Kỳ.

Tương tự có thể hiểu CFS của Châu Âu chính là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc Châu Âu cấp cho. Qua đó cho thấy các sản phẩm được chấp thuận và được phép bán tại các nước Châu Âu.

Giấy CFS lưu hành tự do
CFS là một giấy lưu hành tự do khi muốn xuất khẩu hàng hoá

Nội dung của giấy chứng nhận CFS gồm có những gì?

Giấy phép lưu hành tự do CFS là một bằng chứng để chứng minh cho một sản phẩm nào đó được phép lưu hành tự do trong thị trường. Nhưng làm sao để nhận biết được giấy CFS đó là hợp lệ? Giấy chứng nhận CFS sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quan trọng như: thông tin về một sản phẩm hàng hoá, nước cấp chứng chỉ và số chứng nhận, thời gian cấp…

Những sản phẩm thuộc vào lĩnh vực sau đây đều có thể xin giấy CFS:

  • Những sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp hay vật tư nông nghiệp…
  • Sản phẩm y tế thuộc đơn vị sản xuất trang thiết bị y tế và mỹ phẩm…
  • Sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp như: hoá chất và máy móc kỹ thuật…

Trong số đó thì lĩnh vực y tế là lĩnh vực mà CFS mang lại rất nhiều lợi ích trong đấu thầu và xuất khẩu. Tuy nhiên lại chưa được các đơn vị sản xuất khai thác tốt.

Tầm quan trọng của CFS trong xuất nhập khẩu là gì?

Trong quá trình hoạt động và xuất khẩu hàng hoá, giao thông vận tải, những mặt hàng lẻ doanh nghiệp sẽ sử dụng các hoạt động dịch vụ này nhằm cung cấp hàng bán lẻ của mình. Đặc biệt sẽ không thuê container để thực hiện xuất khẩu vì vậy được gọi là hàng LCL. 

Vì vậy cơ quan hải quan sẽ không thể thực hiện được quá trình vận chuyển mà phải nhập các hàng này về kho CFS. Sau đó sẽ đợi cho những hàng lẻ khác đến từ những đơn vị khác khi nào đủ một container. Bước tiếp đến là nhập các hàng này lên container và cho xuất khẩu đi.

Qua đó có thể thấy CFS có vai trò rất quan trọng đối với việc tích trữ các hàng lẻ cho đến khi chúng được xuất đi. Kho CFS sẽ nằm tại địa phận cảng và chịu sự quản lý của cơ quan hải quan. Các thủ tục khai báo sẽ được thực hành và hoàn thành trước khi hàng được đưa lên container.

Phí CFS là gì?

CFS là phí gì? Quy trình thu phí CFS diễn ra như thế nào? Để trả lời được nhưng câu hỏi trên hãy cùng tìm hiểu các thông tin bên dưới đây nhé!

Định nghĩa về phí CFS

CFS được hiểu là một loại phí sẽ được thu khi hàng ở trong kho và đang chờ để xếp lên container hoặc đang chờ để xếp từ container xuống dưới. Nói cách khác có thể hiểu phí CFS là được thực hiện trong việc xuất nhập khẩu khi hàng vận chuyển ra vào kho. Sau khi kho CFS thực hiện các nghiệp vụ như hạ hàng hoặc nâng hàng và di chuyển bằng xe nâng ra cảng.

Tiếp đó sẽ là quá trình đóng hàng lên xe container, vì vậy để thực hiện được những nghiệp vụ này thì doanh nghiệp cần chi ra một loại chi phí đó là phí CFS. Qua đó bạn có thể hiểu được phí cfs là phí gì.

hàng cfs trong xnk
Hàng CFS là gì? Vai trò quan trọng của hàng CFS

Quy trình thực hiện thu phí CFS được diễn ra như thế nào?

Quy trình thu phí CFS sẽ được diễn ra như sau đây:

Nhân viên tại cảng sẽ thực hiện thu phí CFS trực tiếp từ forwarder

Sau đó các forwarder sẽ chịu trách nhiệm thu lại phí từ những chủ hàng đã gửi hàng đi được xuất nhập khẩu. Mức phí CFS sẽ được thu theo đúng với quy định.

Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá và khối lượng mà sẽ có mức phí khác nhau. Vì vậy bạn nên tránh sử dụng các forwarder có mức phí quá cao như vậy sẽ đảm bảo được chi phí.

Bạn có thể quan tâm:

Một số thông tin về phí CFS là gì trong xuất nhập khẩu

Kho CFS sẽ do cảng quản lý vì vậy người thu phí lúc đầu sẽ là cảng. Cảng sẽ thực hiện thu và đóng ghép các hàng LCL. Khi đó phí CFS sẽ được thu trực tiếp ở khu vực xuất và đầu nơi nhập khẩu.

Mức phí CFS sẽ dao động trong khoảng từ 15 cho đến 18 USD. Tuy nhiên trên thực tế mức phí này sẽ cao hơn hoặc thấp hơn khoảng đó. Điều này sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị vận chuyển mà bạn chọn hoặc phụ thuộc vào từng thời điểm.

Trên đây là các thông tin về cfs là gì và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Qua đó hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về CFS cũng như mức phí của nó như thế nào.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: Fb.com/dhdlogistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh