COA là gì? Những thông tin chi tiết về COA mới nhất

Chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu đều được đánh giá chi tiết thông qua giấy chứng nhận COA. Vậy giấy chứng nhận COA trong xuất nhập khẩu là gì? Giấy chứng nhận COA có những thông tin gì?

Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu về giấy chứng nhận COA chi tiết nhất nhé.

COA là gì trong xuất nhập khẩu?

COA hay C/A là viết tắt của Certificate Of Analysis – được hiểu là giấy chứng nhận phân tích sản phẩm.

Đây được xem là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hóa có đủ được các tiêu chí, thông số nhất định để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Các tài liệu được các cung cấp bởi các nhà sản xuất về thành phần và các thuộc tính của sản phẩm. Các thông số trong COA sẽ có đầy đủ các tính chất hóa lý như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm.

Giấy chứng nhận COA không thể thiếu trong hồ sơ tiêu chuẩn của chất lượng sản phẩm vì nó là bằng chứng để xác thực các sản phẩm đã qua kiểm nghiệm, người mua có thể kiểm tra được thành phần và chất lượng của sản phẩm. Việc có COA giúp cơ quan quản lý biết được mặt hàng đó có đủ điều kiện để lưu thông trên thị trường hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể quản lý được chất lượng của sản phẩm của mình.

COA là gì trong xuất nhập khẩu

Mục đích và tác dụng của COA là gì?

Giấy chứng nhận COA nhằm với mục đích kiểm tra sản phẩm có đủ chất lượng và đạt được yêu cầu giữa người bán với người mua hay không. Hơn nữa đây cũng được xem là thỏa thuận về chất lượng sản phẩm giữa hai bên với nhau.

Giấy chứng nhận COA có các tác dụng như sau:

  • Tuân theo yêu cầu của người mua và có thể là quy định của chính phủ, cơ quan hải quan tại các nước xuất khẩu – nhập khẩu.
  • Hiển thị kết quả cụ thể, giúp người mua có thể biết được thành phần và chất lượng sản phẩm .
  • Tạo độ tin cậy đối với người mua, giúp người mua yên tâm hơn khi nhập khẩu hàng hóa.
  • Các cơ quan quản lý có thể kiểm tra, đối chiếu sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu thông hay không, đặc biệt đối với các mặt hàng lần đầu tiên xuất khẩu thông qua COA.
  • COA cũng được xem là mã xác định hàng hóa để áp chính xác mã HS code, tạo thuận lợi cho việc khai báo hải quan.
  • Thông qua COA, các tranh chấp pháp lý về chất lượng sản phẩm giữa các bên sẽ được giải quyết công bằng và minh bạch. Giấy chứng nhận COA được xem là tài liệu cơ bản để đánh giá được chất lượng của sản phẩm chính xác nhất.
  • COA còn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các thông số chỉ tiêu về chất lượng, tính chất, đặc tính,… được hiển thị rõ ràng, điều này giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn và đáp ứng thị hiếu của thị trường.

Những sản phẩm cần có giấy chứng nhận chất lượng COA

Hầu hết tất cả các sản phẩm muốn xuất khẩu đều phải cấp giấy chứng nhận COA, tuy nhiên có một số mặt hàng bắt buộc phải có COA mới có thể xuất khẩu. Các mặt hàng cần có COA là những sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, hóa chất, mỹ phẩm,… cụ thể như:

  • Thức ăn như thịt, hoa quả, gạo,…
  • Các loại hóa chất như sơn, axit, mực,…
  • Các loại mỹ phẩm như kem chống nắng, kem nền, son,…
  • Các sản phẩm thuộc nhóm thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng.
  • Các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt,…
  • Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,…

Nội dung của giấy chứng nhận COA

Trên giấy chứng nhận COA, sẽ hiển thị các nội dung cơ bản như sau:

Hạn sử dụng và ngày thử lại:

  • Hạn sử dụng được biểu thị là khoảng thời gian mà sản phẩm được thiết lập và xác định bằng các nghiên cứu ổn định hay chính là ngày hết hạn của sản phẩm,
  • Ngày thử lại là ngày mà doanh nghiệp mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để thực hiện kiểm tra và phân tích lại. Các thay đổi về tính chất, đặc tính sẽ được đánh giá lại khi kiểm nghiệm lại. các giá trị phía sau cho biết được sự ảnh hưởng và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu mẫu.

Độ tinh khiết của mẫu: độ tinh khiết của sản phẩm được đánh giá ở mức tuyệt đối nếu trong quá trình sản xuất, các phương pháp kiểm soát mở rộng được nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm không bị giảm hay nhiễm bẩn.

Nồng độ dung dịch: các chi tiết về những tiêu chuẩn được dùng để phát triển giá trị giám sát như sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, quá trình hay các bước kết hợp trong giá trị sai số. Quá trình phân tích nồng độ được so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã được phân tích với dung dịch đạt chuẩn đã được chuẩn bị độc lập. Từ đây cũng thể hiện được tính đồng nhất của sản phẩm.

Chứng nhận nguồn gốc: nhà sản xuất cần cung cấp đầy đủ thông tin các thiết bị được sử dụng để truy xét nguồn gốc.

Mẫu giấy chứng nhận phân tích sản phẩm
Mẫu giấy chứng nhận phân tích sản phẩm Certificate Of Analysis

Những quy định cơ bản về giấy chứng nhận COA

Thông thường để được cấp giấy chứng nhận COA thì các trung tâm kiểm nghiệm phải có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025. Các phòng thí nghiệm này có thể là phòng thí nghiệm độc lập hoặc là các phòng thí nghiệm được đặt tại các nước xuất khẩu.

Việc phân tích được thực hiện trên các mẫu hàng hóa trong tổng số lượng hàng được bán ra. Việc phân tích có thể được thực hiện trực tiếp tại các nhà máy hoặc các kho hàng tại nhà sản xuất hoặc tại nơi xuất khẩu.

Điều kiện cần có của một COA hợp lệ

Để có được giấy chứng nhận COA hợp lệ, ta cần chú ý những điều sau đây:

  • Các trung tâm kiểm nghiệm phải đạt được tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam thực hiện việc phân tích kiểm nghiệm mới có thể cấp giấy chứng nhận COA.
  • Tuân theo các nguyên tắc khi phân tích sản phẩm theo quy trình:
  • Tiếp nhận các mẫu cần kiểm nghiệm
  • Quản lý các mẫu tránh bị nhầm lẫn
  • Thực hiện việc kiểm tra các mẫu sản phẩm
  • Báo cáo kết quả của việc kiểm tra
  • Kiểm tra sản phẩm và trả kết quả.

Đăng ký cấp giấy chứng nhận COA

Để được cấp giấy chứng nhận COA, doanh nghiệp cần chuẩn bị sản phẩm và thực hiện các bước cơ bản như sau:

Gửi sản phẩm cần cấp giấy chứng nhận đến các phòng kiểm nghiệm có đầy đủ chuyên môn và thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm theo yêu cầu.

Sau khi nhận được mẫu xét nghiệm, các phòng kiểm nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra, lập COA và báo cáo kết quả kiểm nghiệm

Sau khi có báo cáo kiểm nghiệm, báo cáo sẽ được gửi về cho doanh nghiệp.

Mẫu giấy chứng nhận COA mới nhất

Dưới đây là các mẫu chứng COA hiện nay

Hy vọng với những thông tin về giấy chứng nhận COA mà DHD Logistics đã cung cấp sẽ giúp khách hàng có được những thông tin về loại chứng nhận này. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chúng tôi sẽ cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.