LC là gì? Điều kiện mở LC và quy trình thanh toán bằng LC

Những ai đang làm việc trong mảnh xuất nhập khẩu thì chắc hẳn không thể không biết đến LC. Vậy LC là gì hay thanh toán LC là gì? Cùng tìm hiểu phương thức thanh toán này trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé!

LC là gì? Thanh toán LC là gì?

Letter of Credit là gì? đây là một bức thư do phía ngân hàng đại diện của người nhập khẩu hàng hoá lập ra theo đúng yêu cầu của người nhập khẩu hay còn gọi là bên mua. Cam kết sẽ trả ra một số tiền nhất định cho phía người xuất khẩu (bên bán) tại một thời điểm cụ thể nào đó. Nếu như người xuất khẩu (người bán) xuất trình bộ chứng từ để sao cho thanh toán phù hợp với các điều khoản đã được nêu trong thư tín dụng.

Đồng thời bên bán cũng có một ngân hàng đại diện cho mình và sẽ chuyển các bộ chứng từ hợp lệ này cho ngân hàng đại diện của mình tại những quốc gia xuất khẩu.

Như vậy phía người mua, người bán và ngân hàng sẽ là những cá thể tham gia vào quá trình thực hiện thanh toán bằng LC. LC chính là từ được viết tắt bởi Letter of Credit. Ngoài ra nhằm nhấn mạnh đến thanh toán mà phía ngân hàng sẽ giữ các bộ chứng từ và có tên gọi khác là Documentary Letter of Credit để nhấn mạnh hơn đến chứng từ và các phương thức thanh toán.

Bạn có thể quan tâm:

Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong điều kiện giao hàng CIF

Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa Invoice và PO

lc la gì
LC là gì? Thanh toán LC là gì?

Các loại L/C thường gặp

Sau khi đã biết được LC là gì trong xuất nhập khẩu bạn cần biết LC có những loại nào, cụ thể như sau:

Thư tín dụng có thể được hủy bỏ (Revocable L/C)

Thư tín dụng không thể thực hiện hủy ngang (Irrevocable L/C)

Thư tín dụng đã có xác nhận (Confirmed L/C)

Thư tín dụng được chuyển nhượng (Transferable L/C)

Thư tín dụng thuộc loại giáp lưng (Back to Back L/C)

Thư tín dụng thuộc loại tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

Thư tín dụng ở dạng dự phòng (Standby Letter of Credit)

Thư tín dụng thuộc đối ứng (Reciprocal L/C)

Các thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Nội dung chính của LC trong xuất nhập khẩu là gì?

Vậy nội dung của LC xuất khẩu là gì? Cụ thể nội dung của một LC sẽ bao gồm các thông số sau đây:

+ Số hiệu, địa điểm và ngày bắt đầu mở L/C

+ Loại L/C

+ Tên và địa chỉ của các bên liên quan: thông tin người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi và các ngân hàng…

+ Số tiền và loại tiền

+ Thời hạn hiệu lực, thời hạn để trả tiền và thời hạn cần giao hàng

+ Điều khoản trong khi giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng và nơi giao hàng…

+ Nội dung về hàng hóa như: tên, số lượng và trọng lượng…

+ Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình như: hối phiếu, vận đơn, hóa đơn thương mại, các chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…

+ Cam kết của bên ngân hàng mở thư tín dụng

Một số nội dung khác

mẫu thanh toán lc

Điều kiện để mở L/C là gì?

Ðể được mở L/C, các doanh nghiệp cần phải nộp tại ngân hàng những giấy tờ sau:

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng cùng với những giấy tờ sau: quyết định thành lập công đoàn và quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc bổ nhiệm kế toán trưởng.

Bài viết xem thêm:

Chứng nhận CFS là gì? Vai trò CFS trong Xuất Nhập Khẩu

FOB là gì? Các vấn đề liên quan đến FOB trong xuất nhập khẩu

LC và hợp đồng ngoại thương có mối quan hệ như thế nào?

Hợp đồng ngoại thương được coi là cơ sở để tạo nên LC. Tuy nhiên, một khi LC đã được phát hành thì đồng nghĩa nó sẽ hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương đó

Cụ thể đó là sau khi ký kết các hợp đồng ngoại thương. Người mua sẽ dựa trên các cơ sở nội dung và thỏa thuận đã được cam kết trong bản hợp đồng đến ngân hàng. Sẽ yêu cầu phía bên ngân hàng ký phát ra một thư tín dụng để thực hiện cam kết thanh toán cho người xuất khẩu.

Sau khi LC đã được phát hành ra, nếu như người xuất khẩu đồng ý và chấp nhận những nội dung của đó. Tiếp theo đó, bên người xuất khẩu sẽ phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ được quy định trong LC.

Một quy trình thanh toán bằng L/C diễn ra như thế nào?

Để tìm hiểu về lc cũng như quy trình thanh toán LC diễn ra như thế nào, bạn cần biết:

Các bên tham gia trong quy trình LC này sẽ bao gồm có 4 bên:

Importer (buyer): Là người nhập khẩu hay còn được gọi là người mua hàng.Trong LC sẽ gọi là người yêu cầu mở LC (the applicant)

Exporter (Seller): Là người xuất khẩu hay còn được gọi là người bán hàng. Trong LC sẽ gọi là người thụ hưởng (the beneficiary).

Ngân hàng phát hành LC (Issuing bank): Đây chính là ngân hàng đại diện cho bên người nhập khẩu.

Ngân hàng Thông báo LC (Advising bank): Ngân hàng của bên bán Advising bank

Quy trình này gồm có 9 bước như hình bên dưới đây:

quy trinh khi thanh toan lc
Quy trình thanh toán bằng LC diễn ra trong 9 bước

Ý nghĩa cụ thể của phương thức thanh toán LC là gì?

Dưới đây là một số ý nghĩa về phương thức thanh toán của LC:

Là một bản cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền nhưng không phải là một lời hứa .

Do một người phát hành tuy nhiên có thể cho một hoặc nhiều người hưởng lợi, người phát hành các chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.

Căn cứ trả tiền của L/C thương mại sẽ là các chứng từ được ghi trong L/C.

Là một bản cam kết trả tiền có điều kiện và có cả thời hạn.

Nó được rất nhiều công ty và các ngân hàng lựa chọn vì có thể đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu trong hoạt động thương mại quốc tế:

Do các đối tác ký kết hợp đồng với những trụ sở ở các quốc gia khác nhau nên sẽ có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, do đó phương thức thanh toán bằng L/C sẽ giúp loại bỏ rào cản đó.

Trong giao dịch bằng L/C luôn luôn có sự hiện diện của bên ngân hàng đại diện của hai bên đối tác với những yêu cầu khá khắt khe về các bộ chứng từ những yếu tố đó sẽ được dung hòa lợi ích và đối nghịch giữa các bên tham gia. 

Trên đây là các thông tin về LC là gì hy vọng qua đó bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm này và biết được nội dung của nó. Nếu vẫn còn thắc mắc và cần được hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ tới DHD Logistics nhé!

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: Fb.com/dhdlogistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh