Thủ tục cần có khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Vận chuyển bằng đường bộ là một trong những phương thức vận chuyển được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo việc vận chuyển được đảm bảo tuân thủ các quy định. Cũng như tránh các trường hợp bị kiểm tra bắt lỗi bởi các cơ quan có thẩm quyền. Thì bạn cần nắm được các thủ tục quan trọng sau đây.

Vận chuyển hàng hóa đường bộ cần tuân thủ quy định

Hàng hóa trong sản xuất luôn được lưu thông từ nguồn cung ứng nguyên liệu đến nhà sản xuất. Từ nhà sản xuất đến các đại lý hay người tiêu dùng. Chính vì thế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa luôn xuất hiện. Hiện nay, có rất nhiều phương tiện vận chuyển ra đời cùng với nhiều hình thức vận chuyển. Nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở, lưu thông hàng hóa qua lại giữa các địa điểm.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ rất phát triển bởi đây là phương án vận chuyển đơn giản, dễ dàng. Với nhiều loại phương tiện có thể tham gia. Và đảm bảo mức chi phí thấp nhất, thời gian vận chuyển cũng tương đối nhanh chóng. Việc vận chuyển hàng hóa đường độ hiện nay không chỉ dừng lại trong khu vực tỉnh thành. Mà việc vận chuyển giữa các tỉnh, từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam diễn ra hàng ngày. Thậm chí vận chuyển đường bộ sử dụng xuyên quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Camphuchia…

>> Xem thêm bài viết

Vận chuyển hàng Trung Quốc đường bộ

Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam

Trên thực tế, để đảm bảo kiểm soát tốt các vấn đề về kinh tế, thương mại thì hiện nay có nhiều loại quy định đối với vận chuyển hàng hóa. Theo đó, chủ phương tiện cần phải cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Từ giấy phép lái xe, đăng lý lái xe, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và vệ sinh môi trường…

Các thủ tục quy định khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Thông thường, đơn vị sẽ có đơn vị vận chuyển để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Bởi việc vận chuyển hàng hóa đường bộ, đặc biệt là đường dài cần đến một hệ thống phương tiện, nhân sự đảm bảo. Khi thuê các đơn vị vận chuyển, bên thuê phải tiến hành cung cấp các thông tin giấy tờ. Giúp đảm bảo cho quá trình vận chuyển đúng quy định, hợp pháp.

Theo thông tư số 94/2003/TTL , hàng hóa trên đường vận chuyển phải có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc Hàng hóa là hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra và cụ thể như sau:

1. Cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hợp đồng. Nhưng phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa theo từng lần bán hàng, từng loại hàng…

2. Hàng hóa xuất kho để bán, đưa đi trao đổi, biếu, tặng hoặc tiêu dùng nội bộ. Cần phải có giá trị gia tăng hoặc hợp đồng bán hàng đúng với số lượng và giá trị của số hàng đã xuất bán.

3. Hàng hóa xuất giao cho đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất kinh doanh quy định hưởng hoa hồng. Có thể sử dụng 1 trong hai cách lập HĐ, chứng từ như sau:

– Sử dụng HĐ giá trị gia tăng hoặc HĐ bán hàng

– Sử dụng phiếu xuất hàng gửi bán đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ.

4. Cơ sở kinh doanh xuất nguyên liệu đưa đi gia công phải có phiếu xuất kho. Trong phiếu ghi rõ xuất hàng đưa gia công kèm theo hợp đồng gia công. Khi trả lại, cơ sở gia công phải có phiếu xuất kho. Trong đó ghi rõ xuất sản phẩm gia công trả lại cho đơn vị thuê gia công. Ngoài ra phải kèm theo hợp đồng gia công.

5. Hàng hóa của công ty đưa đi bán lưu động hoặc dự hội chợ triển lãm. Thì phải có lệnh điều động nội bộ cùng với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giao cho người vận chuyển.

6. Đối với hàng hóa bị sai quy cách, chất lượng phải xuất trả lại bên bán. Phải có 1 trong các loại hợp đồng như: HĐ giá trị gia tăng, HĐ bán hàng hoặc HĐ tự in để làm chứng từ lưu thông trên đường.

7. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa – kể cả cơ sở gia công HH xuất khẩu. Khi xuất khẩu phải có 1 trong các loại hợp đồng sau : HĐ giá trị gia tăng, HĐ bán hàng để làm chứng từ lưu thông trên đường.

8. Các sản phẩm là hàng hóa mà người bán không thuộc đối tượng phải lập Hợp đồng bán hàng bao gồm:

– Các cơ sở mua sản lâm, thủy, hải sản do người dân sản xuất, khai thác phải lập hợp đồng thu mua hàng lâm sản, thuỷ, hải sản, nông sản theo theo mẫu số 06/TMH-3LL ban hành kèm theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính.

– Đối với đồ dùng của cá nhân do người sử dụng trực tiếp bán ra, cơ sở kinh doanh mua lại để bán hay nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán.

9. Hàng hóa được điều động nội bộ từ cơ sở kinh doanh đến các chi nhánh, cửa hàng hạch toán hoặc ngược lại phải có

– Hợp đồng giá trị gia tăng hoặc HĐ bán hàng;

– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.

Tùy thuộc vào từng nhu cầu vận chuyển, hàng hóa, khối lượng tính chất hàng hóa khác nhau. Khi đó sẽ có những loại giấy tờ thủ tục cần chuẩn bị trước. Các bạn có thể tham khảo thêm từ các nguồn khác, để đảm bảo quá trình vận chuyển.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ DHD LOGISTICS

Fanapge: Fb.com/dhdlogisticscom

Website: http://dhdlogistics.com/

Hotline: 0936 707 698 – 0971 978 595

Văn phòng HN: số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh