Bộ áo quần bảo hộ y tế là đồ dùng không thể thiếu trong các bệnh viện, phòng khám,…Khi đại dịch Covid bùng phát, nhu cầu nhập khẩu quần áo bảo hộ y tế của các nước ngày càng tăng. Từ đó tạo cơ hội xuất khẩu khẩu trang, quần áo y tế. Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế, theo dõi bài viết dưới đây để được DHD Logistics chia sẻ!
Chính sách xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế
Bộ quần áo bảo hộ y tế không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Do đó, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này như những mặt hàng thông thường khác.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Công văn số 697/TCHQ-GSQL được ban hành ngày 06/02/2020, khi xuất khẩu Quần áo bảo hộ y tế, cá nhân, đơn vị xuất khẩu không cần xin giấy phép xuất khẩu của cơ quan chức năng. Do đó, khi xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế không có chính sách gì đặc biệt.
Bạn có thể quan tâm: Thủ tục Xuất Khẩu Mỹ Phẩm chi tiết
Mã HS Code và biểu thuế xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế
Mã HS Code bộ quần áo bảo hộ y tế
Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, bộ quần áo bảo hộ y tế có mã HS Code là 62101090. Trong đó:
- Chương 62: Nhóm các loại quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
- 6210: Nhóm các loại quần áo được may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07
- 62101090: Loại khác
Thuế xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế
Khi xuất khẩu hàng hóa, có 2 loại thuế mà cá nhân, đơn vị xuất khẩu phải nộp là thuế VAT và thuế xuất khẩu. Đối với mặt hàng quần áo bảo hộ y tế:
- Theo quy định hiện hành, thuế VAT của hàng hóa xuất khẩu nói chung và bộ quần áo bảo hộ y tế nói riêng là 0%.
- Về thuế xuất khẩu: Bộ quần áo bảo hộ y tế không nằm trong danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu. Chính vì vậy, khi xuất khẩu mặt hàng này, người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.
Như vậy, thuế VAT và thuế xuất khẩu bộ quần áo bảo hộ y tế theo quy định hiện hành là 0%.
Bạn có thể quan tâm:
- Thủ tục hải quan với từng mã loại hình Xuất Nhập khẩu
- Dịch vụ xuất khẩu ủy thác uy tín chuyên nghiệp
Thủ tục xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế
Vì xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế không có chính sách gì đặc biệt. Do đó, quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế cũng tương tự như những mặt hàng thông thường khác, gồm có các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ để khai báo hải quan và làm thủ tục hải quan xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế bao gồm:
- Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): Dùng để lấy thông tin tên tàu, số chuyến và cảng xuất
- Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng: Dùng để lấy số container, số seal (chì)
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế (nếu có).
Bước 2: Khai tờ khai hải quan
Dựa trên những thông tin có trên bộ chứng từ, doanh nghiệp tiến hành vào phần mềm hải quan điện tử để khai tờ khai hải quan.
Bước 3: Tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế
Tùy thuộc vào kết quả phân luồng mà thủ tục hải quan cũng sẽ có một số sự khác biệt:
Đối với tờ khai luồng xanh
Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu chỉ cần tới cơ quan hải quan giám sát để nộp các chứng từ bao gồm: Phơi hạ hàng, tờ có mã vạch (được in từ website của Tổng cục Hải quan) và phí hạ tầng (chỉ áp dụng tại cảng Hải Phòng). Sau khi được hải quan ký/đóng dấu nội bộ vào mặt sau của tờ khai, nhà xuất khẩu có thể nộp cho công ty vận chuyển.
Đối với tờ khai luồng vàng
Hải quan sẽ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ. Trong trường hợp hải quan yêu cầu nhà xuất khẩu bổ sung hồ sơ thì cần thực hiện theo đúng quy định để giúp quá trình thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng.
Đối với tờ khai luồng đỏ
Trong trường hợp này, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi xác minh tính hợp lệ của chứng từ. Các phương pháp kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm: Sử dụng máy soi chuyên dụng, nhân viên hải quan mở thùng hàng để kiểm tra thủ công.
Nếu hàng hóa giống với mô tả trong bộ hồ sơ thì hàng hóa được thông quan. Trường hợp nếu cơ quan hải quan thấy có dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp xuất khẩu có thể phải sửa tờ khai (nếu có sai sót nhỏ), bị phạt hành chính, thậm chí không xuất được hàng nếu vi phạm nặng.
Bước 4: Thông quan và thanh lý tờ khai hải quan xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế
Sau khi tờ khai được hải quan phê duyệt, nhà xuất khẩu nộp lại tờ khai đã qua giám sát cho hãng tàu để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa xuất khẩu.
Lưu ý quan trọng khi xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang, áo quần bảo hộ y tế để kinh doanh, xuất khẩu. Mặc dù chính sách xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, cá nhân, đơn vị xuất khẩu cần lưu ý rằng, để xuất khẩu quần áo bảo hộ y tế sang thị trường nước ngoài, cần đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt hàng mà nước nhập khẩu đưa ra.
Nếu sản xuất đại trà quần áo bảo hộ y tế mà không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật mà nước nhập khẩu yêu cầu thì sẽ không được xuất khẩu, gây dư thừa. Thậm chí còn có thể gây thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở thị trường khác. Do đó, khi sản xuất, xuất khẩu bộ quần áo bảo hộ y tế, doanh nghiệp cần nắm rõ về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ví dụ: Để xuất khẩu khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế vào EU, doanh nghiệp xuất khẩu cần đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về mặt hàng này như dán nhãn CE (thích ứng đối với các quy định của EU) hoặc cần phải đáp ứng bộ tiêu chuẩn mà EU đang phối hợp cùng với các nước thành viên đưa ra trong trường hợp chưa có nhãn CE – để xuất khẩu riêng vào từng quốc gia.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế. Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và cần tư vấn về thủ tục hải quan, chính sách pháp lý, liên hệ tới DHD Logistics để được hỗ trợ nhanh chóng.
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.