Vận đơn đường biển là một trong những chứng từ quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Vậy nội dung trong vận đơn đường biển gồm có những gì? Và cách đọc vận đơn đường biển như sao?
Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu về cách đọc vận đơn đường biển và những thông tin liên quan nhé!
Nội dung vận đơn đường biển chi tiết
Quy định tại Điều 160 Bộ Luật Hàng hải 2015 về nội dung vận đơn của đường biển, gồm có những nội dung sau:
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của người vận chuyển.
- Tên người/ doanh nghiệp gửi hàng.
- Tên người/ doanh nghiệp nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được phát hành dưới dạng để nhận hàng.
- Tên tàu và số hiệu chuyến tàu.
- Thông tin cơ bản của hàng hóa: tên hàng hóa, kích thước, số kiện, trọng lượng,….
- Mô tả tình trạng hàng hóa bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa.
- Các ký hiệu, đặc điểm nhận biết hàng hóa mà được người gửi thông báo trước khi hàng được đưa lên tàu bằng văn bản và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa ( được gọi là Shipping Marsk).
- Cảng đi và nơi bốc hàng.
- Cảng đích và thời gian địa điểm cảng trả hàng.
- Số bản vận đơn gốc đã ký phát hành của người giao hàng.
- Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn.
- Chữ ký của người vận chuyển hoặc đại diện có thẩm quyền của người vận chuyển.
Vận đơn của các hãng tàu có thể khác nhau về hình thức và nội dung chi tiết, nhưng tất cả đều mang những nội dung cơ bản đã nêu trên. Tất cả vận đơn được phát hành đều liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế đều được điều chỉnh bằng Công ước quốc tế.
Cách đọc vận đơn đường biển chi tiết từng nội dung
Thông thường vận đơn đường biển sẽ có hai mặt:
- Mặt trước sẽ hiển thị các thông tin cần thiết cơ bản của một vận đơn.
- Mặt sau có thể là các điều kiện chuyên chở do hãng tàu phát hành đơn quy định hoặc để trắng.
Mặt trước của vận đơn
Thông tin liên quan đến các bên
- Người phát hành vận đơn: Tên, địa chỉ, số điện thoại,… của người phát hành và ký kết vận đơn (có thể là chủ tàu, người vận chuyển, đại lý, FWD,…).
- Shipper: Người gửi hàng, thông thường sẽ là người xuất khẩu/ người bán.
Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc như số điện thoại, fax và những thông tin khác như mã số thuế,…
- Consignee: người nhận hàng, thường sẽ là người nhập khẩu/ người mua.
Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc như số điện thoại, fax và những thông tin khác như mã số thuế,…
- Notify Party: Bên nhận thông báo, thông thường sẽ là bên Consignee.
Các thông tin chính từ vận đơn đường biển
- B/L No: Số vận đơn.
Số vận đơn do bên phát hành vận đơn đặt ra, mỗi con số đều là số duy nhất không trùng lặp và thường có nhiều ý nghĩa trong việc quản lý nội bộ.
Có những bill sẽ ghi là Document No, Seaway bill No,… tùy vào bên phát hành.
- Tiêu đề của vận đơn: hay được biết là phân loại vận đơn.
Cụ thể như: Bill of Lading, Ocean Bill of Lading, Liner Bill of Lading …
- Tính chất của vận đơn: là bản gốc hay bản sao.
- Number of original Bills of Lading: Số vận đơn gốc được phát hành.
Thông tin về chuyến tàu vận chuyển và hành trình
- Thông tin tàu: Tên tàu vận chuyển và số hiệu chuyến tàu.
- Hành trình sẽ bao gồm: Cảng xếp, cảng dỡ, cảng chuyển tải, nơi nhận và giao hàng.
- Place of Receipt: Nơi nhận hàng (dành cho vận tải liên hợp).
- Hàng hóa đã được xếp lên tàu (Shipped on board) hoặc mới chỉ được nhận để xếp (Received for shipment).
Thông tin về cước phí
- Freight prepaid: Cước đã trả
- Freight to Collect: Cước thu ở cảng đích.
- Freight payable at: Cước phải trả lại.
Thông tin liên quan đến hàng hóa
- Các thông tin cơ bản liên quan đến hàng hóa: tên hàng, quy cách đóng hàng, mã HS Code, số kiện, khối lượng,…
- Những ký hiệu nhận dạng hàng hóa: người nhận, số hợp đồng, số hiệu container, số seal, mô tả tình trạng của hàng hóa,…
- Marks and Nos: số và ký hiệu.
- Type or movement: phương thức giao nhận hàng hóa
- FCL/FCL; CY/CY: Nhận nguyên cont tại bãi xuất và giao nguyên cont tại bãi nhập.
- LCL/LCL; CFS/CFS: Nhận hàng lẻ tại kho CFS xuất và giao hàng lẻ tại kho CFS nhập.
- LCL/FCL; CFS/CY: (Gom hàng) Nhận các lô hàng lẻ LCL đóng vào kho CFS và sau đó gom thành 1 cont nguyên để xuất.
- FCL/LCL; CY/CFS: (Chia lẻ) Nhận nguyên cont tại bãi xuất và chia cont nguyên thành các lô hàng lẻ tại CFS nhập.
- FCL/FCL; CY/CY: (Tách HBL) Nếu Người gửi hàng muốn tách 1 lô hàng nguyên cont thành nhiều bộ HBL cho phù hợp với Hợp đồng hoặc L/C, phải thể hiện nó được tách ra làm mấy phần, mỗi phần là 1 bộ HBL.
- Container no/ Seal no: Số hiệu container và số seal nếu hàng đóng nguyên container
- Shipping marks: mã ký hiệu vận tải, thường được dùng đánh số thứ tự của các kiện hàng đi hàng lẻ.
- Number of package (Quantity): tổng số kiện hàng hóa của bao bì có thể nhìn thấy được.
- Description of Goods: mô tả hàng hóa
- Nếu hàng được gửi theo container sẽ thể hiện: “Shipper’s Load, Count & Seal”.
- Gross weight: Tổng trọng lượng kể cả bao bì, đơn vị sẽ được tính bằng KGS hoặc LBS (lấy 2 chữ số thập phân).
- Measurement: Tổng thể tích, đơn vị được tính bằng CBM hoặc CFT (lấy 3 chữ số thập phân).
- Freight and charges: Cước và phụ phí.
- For delivery of goods please apply to: đại lý giao hàng.
- Place and date of issue: Nơi và ngày phát hành B/L.
- Signed for … As Carrier: được phát hành bởi… người vận tải.
Mặt sau của vận đơn
Mặt sau là những điều kiện chở hàng do hãng tàu quy định, mỗi hãng tàu có sự khác nhau về mặt sau của vận đơn đường biển. Thông thường, mặt sau của vận đơn đường biển có những điều kiện sau:
- Các khái niệm
- Trách nhiệm của người chuyên chở
- Miễn trách của người chuyên chở
- Xếp, dỡ và giao hàng
- Cước phí và phụ phí
- Điều khoản về cầm giữ hàng
- Điều khoản về chậm giao hàng
- Điều khoản về tổn thất chung
- Điều khoản về chiến tranh
- Điều khoản về đình công
- Xếp hàng trên boong và súc vật sống
- Hàng đặc biệt, hàng nguy hiểm
- Điều khoản mô tả hàng hóa …
Những lưu ý khi đọc vận đơn đường biển
Khi đọc vận đơn đường biển, cần chú ý những điều sau để tránh được những sai lầm:
- Xem xét kỹ những thông tin liên quan đến các bên để tránh sai sót làm gián đoạn quá trình nhận hàng.
- Chú ý các thông tin về lô hàng hóa để tránh tình trạng bị thất lạc hay hàng hóa bị mất mát trong quá trình xếp dỡ hay vận chuyển.
- Chú ý cảng đi và cảng đến tránh tình trạng sai cảng đích và địa điểm nhận hàng.
Cấn kiểm tra thật kỹ những thông tin liên quan, nhằm tránh trường hợp ảnh hưởng khi làm thủ tục nhận hàng. Khi B/L bị sai sót cần phải chỉnh sửa Manifest phát sinh chi phí và làm gián đoạn làm ảnh hưởng đến người nhập khẩu.
Những câu hỏi thường gặp khi đọc vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển bắt buộc phải thể hiện yếu tố nào?
Một vận đơn đường biển có hiệu lực là cần phải có tên và ký nhận của người vận chuyển. Khi hàng hóa xác nhận được vận chuyển, lô hàng sẽ được người chuyên chở chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển. Nếu vận đơn không có tên và ký nhận của người chuyên chở thì những rủi ro về lô hàng của khách không được đảm bảo và B/L không có hiệu lực pháp lý.
Phí sửa B/L manifest sẽ thường là bao nhiêu?
Thông thường phí sửa B/L sẽ tùy theo mỗi hãng tàu quy định, tuy nhiên việc sửa B/L càng trễ thì phí càng cao. Chi phí sẽ dao động trong khoản 40USD.
Vì vậy cần kiểm tra thật kỹ những thông tin có trên vận đơn để tránh phát sinh các khoản phí về sửa B/L.
Đây là các thông tin mà DHD Logistics chia sẻ cách đọc vận đơn đường biển. Nếu có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hay cách đọc vận đơn đường biển chính xác để tránh những rủi ro xảy ra thì hãy liên hệ với chúng tôi.
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.