Danh sách cửa khẩu Campuchia và Việt Nam

Thúc đẩy thương mại và kết nối giao thương Campuchia – Việt Nam, tăng cường hợp tác toàn diện, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp 2 nước tăng cường hợp tác, thúc đẩy giao thương.

Danh sách cửa khẩu Campuchia – Việt Nam

Việt Nam giáp với Campuchia qua các tỉnh Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang và 9 tỉnh của Campuchia là Rattanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tboung Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot.

Danh sách các cửa khẩu chính Campuchia và Việt Nam

Danh sách cửa khẩu Campuchia Việt Nam

Căn cứ tại Phụ lục XVIII, theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT quản lý hoạt động vận tải biên giới, có nêu rõ danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia, thực hiện theo Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia bao gồm:

Việt Nam Campuchia
1. Lệ Thanh (Gia Lai) 1. Oyadav (Andong Pich-Ratanakiri)
2. Bu Prăng (Đắk Nông) 2. Dak Dam (Mundulkiri)
3. Hoa Lư (Bình Phước) 3. Trapeang Sre (Snoul-Kratie)
4. Xa Mát (Tây Ninh) 4. Trapeing Phlong (Kampong Cham)
5. Mộc Bài (Tây Ninh) 5. Bavet (Svay Rieng)
6. Bình Hiệp (Long An) 6. Prey Vor (Svay Rieng)
7. Dinh Bà (Đồng Tháp) 7. Bontia Chak Cray (Prey Veng)
8. Tịnh Biên (An Giang) 8. Phnom Den (Takeo)
9. Hà Tiên (Kiên Giang) 9. Prek Chak (Lork-Kam Pot)
  1. Cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) là cửa khẩu quốc tế đường bộ, thông thương với cửa khẩu Oyadav, huyện Ou Ya Dav, tỉnh Ratanakiri, Campuchia. Cửa khẩu Lệ Thanh có vị trí địa chính trị quan trọng thuộc khu tam giác phát triển Việt Nam- Lào – Campuchia, cách huyện Ojadao 30 km và thành phố Bun Lung – tỉnh Ratanakiri Campuchia 75 km.
  2. Cửa khẩu Bu Prăng thông thương với cửa khẩu Dak Dam, huyện (srok) Senmonorom, tỉnh Mondulkiri, Campuchia.
  3. Cửa khẩu Hoa Lư thông cửa khẩu Trapeang Sre (Snoul-Kratie), với lộ trình thành phố Hồ Chí Minh – Bình Phước vào Campuchia theo Quốc lộ 7 qua hai tỉnh Kratie và Stung Treng.
  4. Cửa khẩu Xa Mát thu hút xuất hàng nhập khẩu mạnh mẽ sang tỉnh Pray-Veng, Kông-Pông-Chàm và Svay-Riêng, Campuchia.
  5. Cửa khẩu Mộc Bài phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và các quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Campuchia và Việt Nam.
  6. Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà giúp thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế – xã hội giữa 2 tỉnh Đồng Tháp và Prây Veng, Campuchia.
  7. Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp nối với PrâyVo, có vị trí thuận lợi là nằm trên quốc lộ 62.
  8. Cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang phía Bắc giáp tỉnh Kampot, Vương quốc Campuchia; phía Đông và Đông Nam giáp xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành; phía Nam giáp xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên; phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Rạch Giá, Rạch Giá.
  9. Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thông thương với cửa khẩu Phnom Den ở huyện Kiri Vong tỉnh Takéo, Campuchia.

Các cửa khẩu phụ giữa Việt Nam và Campuchia

  1. Đắk Kôi (tỉnh Kon Tum, Việt Nam) – Kon Tuy Neak (tỉnh Ratanakiri, Campuchia)
  2. Đắk Ruê (tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam) – Chi Miết (tỉnh Modulkiri, Campuchia)
  3. Đắk Peur (tỉnh Đắk Nông, Việt Nam) – Bu Sara (tỉnh Mondulkiri, Campuchia)
  4. Lộc Thịnh (cửa khẩu Tà Vát, tỉnh Bình Phước) thông thương với cửa khẩu Tonle Cham, tỉnh Kampong Cham, Cambodia.
  5. Tân Tiến (tỉnh Bình Phước, Việt Nam) – Chay Khleng (tỉnh Kratié, Campuchia)
  6. Tống Lê Chân (tỉnh Tây Ninh, Việt Nam) – Sa Tum (tỉnh Kampong Cham, Cambodia)
  7. Mộc Rá (tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam) – Koos Xâm Pư (tỉnh Prey Veng, Campuchia)
  8. Tà Nông (tỉnh Tây Ninh, Việt Nam) – Kom Pông Th’Nuông (tỉnh Svay Rieng, Campuchia),…

Bạn có thể quan tâm:

  • Vận chuyển hàng đi Campuchia uy tín, chuyên nghiệp, giá rẻ

Quy định về phương tiện vận tải

Tại Chương VII, Thông tư số 37/2023/TT-BGTVT quy định:

1. Phương tiện vận tải là xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc lưu thông trên đường bộ, có Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp.

2. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia và phù hiệu liên vận của quốc gia nơi xe đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia cho phương tiện đó. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:

a) Vương quốc Campuchia: KH;

b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.

3. Các phương tiện vận tải quá cảnh và phương tiện vận tải qua lại biên giới khi tham gia giao thông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

a) Chiều dài tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chiều rộng tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Độ cao giới hạn tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Phần nhô ra tối đa ở phía sau xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trọng tải xe tối đa cho phép phải tuân thủ theo các quy định luật pháp của Nước chủ nhà.

Quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe

1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:

a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);

b) Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại
xe mà mình điều khiển.

2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.

Vận chuyển hàng hóa Campuchia Việt Nam

Công ty vận tải hàng hóa Campuchia – Việt Nam uy tín

DHD Logistics là đơn vị chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế Campuchia – Việt Nam. Chúng tôi nhận vận chuyển hàng từ Campuchia về Việt Nam và vận chuyển hàng Việt Nam đi Campuchia. Các dịch vụ mà DHD logistics cung cấp như:

  • Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Campuchia đường bộ qua cửa khẩu chính.
  • Vận chuyển đa dạng các loại hàng hóa được phép 2 chiều Việt Nam Campuchia.
  • Dịch vụ tư vấn thủ tục khai báo hải quan chi tiết, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng đàm phán, thanh toán, ship COD.
  • Chành xe đi Campuchia từ khắp các tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu, am hiểu quy định chính sách pháp luật. Tư vấn và hỗ trợ khách hàng những phương thức vận chuyển hàng phù hợp nhất. Hệ thống mạng lưới vận chuyển, phương tiện vận tải, đáp ứng tốt các yêu cầu khách hàng.

 

Hotline: 0973996659

Fanpage: DHD Logistics

Website: http://dhdlogistics.com/

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.