Mã Hs code van điện từ và Thủ tục nhập khẩu chi tiết

Việc nhập khẩu các thiết bị linh kiện máy móc ngày càng phổ biến, trong đó van điện từ cũng rất được ưa chuộng. Là một thiết bị phổ biến được sử dụng rất nhiều từ nhà máy đến trong các gia đình. Vậy mã HS code của van điện từ là bao nhiêu? Thủ tục nhập khẩu van điện từ diễn ra như thế nào?

Hãy cùng DHD tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nhập khẩu van điện từ qua bài viết này nhé!

Van điện từ là gì?

Van điện từ hay có tên gọi tiếng anh là Solenoid Valve, là một loại van dùng dòng điện để tạo ra được từ trường có thể điều khiển van mở đóng. Nguồn điện áp để điều khiển được van điện từ sẽ thường là dòng điện 24V hoặc 220V để tạo ra từ trường nam châm điện để hút cửa van đóng mở.

Van điện từ thường được ứng dụng trong các thiết bị thủy lực, máy nén khí, hệ thống bơm nước,… Trong dân dụng thì van điện từ được dùng cho cấp nước và xả nước máy giặt, van đảo chiều và điều hòa không khí, máy hàn dân dụng,… Với vai trò mang tính phổ biến, van điện từ là thiết bị không thể thiếu đối với cuộc sống ngày nay.

Mã HS code của van điện từ

Theo Hệ thống mã HS code, mã HS code van điện từ được quy định cụ thể tại: “Phần XVI: Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện; các bộ phận của chúng; thiết bị ghi và tái tạo âm thanh, thiết bị ghi và tái tạo hình ảnh, âm thanh truyền hình và các bộ phận và các phụ tùng của các thiết bị trên.”

Theo Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và các trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng. Mã HS code của van điện từ mà các doanh nghiệp cần lưu ý như:

Mã 8481 – vòi, van và các thiết bị dùng cho đường ống, thân của nồi hơi, bể chứa hoặc các loại bể tương đương, có cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt.

848110 – Van giảm áp bằng sắt hoặc thép

848120 – Van dùng trong truyền động dầu thủy lực hoặc khí nén

848130 – Van kiểm tra (van một chiều)

848140 – Van an toàn hoặc van xả:

Mã 848180 – thiết bị khác

848190 – Bộ phận

mã hs code van điện tử
Tra cứu mã hs code van điện tử

Các loại thuế khi nhập khẩu van điện từ

Khi được nhập khẩu vào Việt Nam, mã HS code van điện từ sẽ có mã 84818099. Các loại thuế cần phải đóng như sau:

  • Thuế VAT – giá trị gia tăng là 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường và thuế nhập khẩu ưu đãi
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế chống bán phá giá.

Bên cạnh đó, khi nhập khẩu van điện từ từ các nước đã ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (FTA) thì sẽ được hưởng các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA): Form E
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khu vực ASEAN (ATIGA): Form D
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA): Form VJ
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc (AKFTA): Form AK
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA): Form AANZ
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA): Form AI
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam – Chi Lê (VCFTA): Form VC
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á u và các nước thành viên (VN-EAEU FTA): Form EAV
  • Thuế nhập khẩu đặc biệt giữa Việt Nam và Liên minh EU (EVFTA): Form EUR1
  • Thuế nhập khẩu đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba: Form VN-CU
  • Thuế nhập khẩu đặc biệt giữa Việt Nam – HongKong -Trung Quốc (AHKFTA): Form AHK

Thủ tục nhập khẩu van điện từ

Mặt hàng van điện từ (hàng mới 100%) là sản phẩm không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên có thể làm các thủ tục nhập khẩu bình thường. Để chuẩn bị nhập khẩu van điện từ, thì cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ để khai báo hải quan và để làm thủ tục nhập khẩu.

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu van điện từ theo các bước sau:

Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Để nhập được lô hàng van điện từ thì cần những chứng từ để có thể làm thủ tục thông quan, cụ thể như sau:

  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading/ Air Waybill)
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O ) nếu có
  • Các chứng từ cần thiết khác.
  • Khai báo hải quan

Khi lô hàng van điện từ được các Forwarded gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm lệnh giao hàng và mở tờ khai khai báo hải quan. Việc khai báo hải quan sẽ được tiến hành trên hệ thống ECUS5 VNACCS.

Tờ khai trên hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ và chi tiết về lô hàng nhập khẩu. Vì thế cần phải điền đầy đủ và chính xác những thông tin mà hệ thống yêu cầu. Tờ khai trên hệ thống cũng sẽ hiển thị tên các dòng van điện từ và mã HS code van điện từ, vì thế cần phải cẩn thận để tìm được mã HS code van điện từ cho từng loại phù hợp.
Khi đăng ký tờ khai chính thức xong, hệ thống sẽ cấp số tờ khai và sẽ phân luồng cho tờ khai mà doanh nghiệp vừa mới đăng ký.

Lấy lệnh giao hàng

Sau khi hoàn thành khai báo tờ khai hải quan và có kết quả phân luồng xong, đến cơ quan hải quan để lấy lệnh giao hàng. Khi đến sẽ cần mang theo những giấy tờ cần thiết như:

  • Căn cước công dân của người đến lấy lệnh giao hàng
  • Vận đơn (bản gốc có đóng dấu và bản sao)

Thanh lý tờ khai

Khi đã có đầy đủ các chứng từ cần thiết, sẽ tiến hành thanh lý tờ khai tại cơ quan hải quan mà hàng được nhập về. Đối ứng với tờ khai được phân luồng sẽ có những hình thức thanh lý tờ khai như sau:

  1. Tờ khai luồng xanh: Lô hàng đã được thông quan, được miễn kiểm tra và nộp lệ phí đóng dấu có thể đưa hàng về kho
  2. Tờ khai luồng vàng: Lô hàng sẽ được kiểm tra chi tiết chứng từ trên hệ thống và chứng từ gốc.
  3. Tờ khai luồng đỏ: Lô hàng sẽ được kiểm tra chứng từ thực tế với chứng từ thêm hệ thống và bắt buộc phải kiểm tra thực tế hàng hóa.

Sau khi cán bộ hải quan kiểm tra chứng từ và hàng hóa đều hợp lệ sẽ cho tờ khai được thông quan.

Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai được thông quan, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế tại quầy để hoàn tất các thủ tục và đưa hàng về kho. Đối với hàng van điện từ sẽ có các loại thuế cần phải đóng như mục trên, nên đóng đầy đủ và chính xác các khoản để tránh những trường hợp về sau.

Vận chuyển hàng hàng về kho

Sau khi thanh lý tờ khai và đã đóng các loại phí thuế theo yêu cầu, doanh nghiệp có thể liên lạc với nhà xe để có thể vận chuyển hàng về kho. Sau khi hàng về kho, nên kiểm tra thực tế các mặt hàng, nếu sai sót thì liên lạc lại với bên người xuất khẩu để được giải quyết nhanh chóng.

Bạn có thể quan tâm:

Dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu uy tín, nhanh chóng

Công ty Cổ phần Quốc tế DHD (DHD Logistics) được xây dựng từ một thành viên trong nhóm Logistics DH, được thành lập 2016. DHD Logistics là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực Logistics, với các sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Hiện nay, DHD đang cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác chuyên nghiệp và uy tín. Với các nhóm sản phẩm mà DHD đang cung cấp như: Máy móc, sản phẩm linh kiện và điện tử; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng,.. và nhiều sản phẩm có giá trị cao khác.

Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn về nhập khẩu mặt hàng van điện từ hãy liên hệ với DHD Logistics. Tại DHD Logistics cung cấp dịch vụ nhập khẩu mặt hàng van điện từ từ các việc tìm kiếm mã HS code van điện từ cho từng loại van khác nhau, thủ tục hải quan nhập khẩu và các vấn đề liên quan đến nhập khẩu lô hàng.

Trên đây là những thông tin mà DHD Logistics cung cấp về mã HS code van điện từ và thủ tục nhập khẩu van điện từ. Hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp. Mọi thắc mắc về mã HS code van điện từ hay thủ tục nhập khẩu xin liên hệ với chúng tôi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.