Shipping marks hay còn gọi nhãn dán vận chuyển là yêu cầu cơ bản và phổ biến của mỗi lô hàng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Vậy shipping marks là gì? Những thông tin của shipping marks trong xuất nhập khẩu có vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về shipping marks và những thông tin liên quan cùng với DHD Logistics nhé!
Shipping marks là gì?
Shipping marks là thuật ngữ được biết đến là nhãn dán vận chuyển, thường được sử dụng trong vận chuyển hàng hoá. Thuật ngữ này thường là những ký hiệu được gắn trên mỗi đơn vị đóng gói để dễ phân biệt thuận tiện cho việc xử lý hàng hóa.
Trên shipping marks sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin và tính chất của mỗi loại hàng hóa. Vì thế shipping marks không thể thiếu trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, đặc biệt là các lô hàng lẻ được tập kết ở kho CFS.
Mục đích và ý nghĩa của shipping marks
Shipping marks đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao nhận hàng hóa quốc tế. Vậy nên shipping marks sẽ có mục đích và ý nghĩa như sau:
Mục đích của shipping marks
Shipping marks được sử dụng có các mục đích chính như sau:
- Dấu hiệu nhận biết, giúp người làm hàng có thể nhận biết, phân biệt và xử lý hàng hóa chính xác trong quá trình vận chuyển và sắp xếp hàng hóa.
- Giúp người nhận hàng có thể xác định được đơn hàng và hoạt động tương ứng để thực hiện được việc giao hàng chính xác. Dựa vào shipping marks, người giao hàng có thể giao đúng địa điểm và người nhận.
- Thuận tiện cho xử lý lô hàng khi quá cảnh mà không ảnh hưởng đến hàng hóa bên trong, kiểm tra hàng hóa thuận tiện, nắm bắt được số kiện, số lượng, loại hàng hóa,…
- Shipping marks còn ngăn chặn được khả năng giao nhầm hàng, tai nạn, mất mát,… và các vấn đề về thủ tục hải quan. Các đơn vị đóng gói được đánh dấu đầy đủ và chính xác bằng các shipping marks.
Ý nghĩa của shipping marks
Trong vận chuyển quốc tế, shipping marks có những ý nghĩa như sau:
- Giúp đơn vị vận chuyển dễ nhận dạng được hàng hóa, có thể nắm rõ được tính chất của hàng và xử lý phù hợp với từng loại hàng hóa nhanh nhất.
- Hạn chế việc thiếu sót, thất lạc hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng như việc bảo quản hàng hóa.
- Shipping marks giúp việc vận chuyển chuyển cảng được giải quyết nhanh chóng giúp hạn chế phát sinh những các khoản chi phí do chậm trễ đối với hai bên xuất nhập khẩu.
Các quy định về shipping marks
Shipping marks là thuật ngữ quan trọng nhưng lại không có những quy định rõ ràng. Do đó, bất kỳ các ký hiệu hay ký tự đều có thể được xem là shipping marks trong xuất nhập khẩu.
Các thông tin cần hiển thị trên shipping marks
Trên mỗi shipping marks thường sẽ hiển thị các thông tin cơ bản của lô hàng, cụ thể như sau:
- Thông tin của doanh nghiệp xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ,…
- Thông tin về sản phẩm: phương thức đóng gói, số thứ tự các đơn vị đóng gói, mã ký hiệu hàng hóa, xuất xứ, ….
Càng nhiều shipping marks trên cùng 1 đơn vị đóng gói, càng rõ ràng tính chất của hàng hóa thì đơn hàng sẽ dễ dàng xử lý nhanh chóng và gọn gàng hơn.
Nên dán shipping marks ở đâu
Việc dán shipping marks cũng có những tiêu chuẩn chung, cụ thể các tiêu chuẩn như sau:
- Dán ở nơi dễ quan sát nhất trên các đơn vị đóng gói của sản phẩm nhằm mục đích đọc được đầy đủ các thông tin một cách dễ dàng mà không phải mở bao bì cũng như tháo rời sản phẩm.
- Shipping marks phải thể hiện đầy đủ thông tin ở ngoài bao bì một cách đầy đủ nhất cho những sản phẩm không thể mở được bao bì.
- Đối với những trường hợp không thể hiển thị đầy đủ thông tin trên shipping marks thì cần phải có các thông tin cần thiết về đơn vị xuất khẩu và sản phẩm.
Các mẫu shipping marks
Shipping marks hiện nay rất đa dạng về mặt hình thức, các mẫu shipping marks phổ biến hiện nay như:
- Dạng in
- Dạng ký tự
- Dạng ảnh chụp văn bản
- Dạng bảng in
- Dạng hình vẽ
- Dạng nhãn đúc
- Dạng nhãn chạm hoặc khắc
- Viết tay
Lưu ý của shipping marks trong chứng từ xuất nhập khẩu
Cần lưu ý một vài điểm sau khi sử dụng shipping mark trong xuất nhập khẩu:
- Shipping marks có thể hiển thị trên các tỷ lệ khác nhau trên chứng từ.
- Một số chứng từ trong xuất nhập khẩu có thể bao gồm tất cả các shipping marks liên quan đến hàng hóa, trong khi một số chứng từ chỉ đề cập đến 1 hoặc 2.
- Packing list nên có nhiều shipping marks càng tốt, hơn cả được thể hiện trên B/L và Commercial Invoice cũng cần phải có shipping marks liên quan, để đảm bảo được tính chính xác và đầy đủ.
Những tài liệu nào không nên hiển thị shipping marks
Tuy nhiên, có một số chứng từ không nên hiển thị shipping marks điển hình như hối phiếu – Bill of exchange. Hối phiếu là một công cụ chuyển nhượng và hình thức phải tuân theo quy định tại quốc gia đó.
Bất kỳ tham chiếu không có liên quan đến shipping marks trong hối phiếu có thể làm chứng từ trở nên không có giá trị về mặt pháp lý của quốc gia. Do đó, shipping marks không nên hiển thị trên hối phiếu.
Shipping marks được sử dụng như thế nào trong thư tín dụng
Tuy nhiên trong thư tín dụng, shipping marks có thể được đề cập đến trong tin nhắn Swift của MT700 bằng 2 cách sau:
- Shipping marks được đề cập tại trường 46A Documents Required.
- Shipping marks được để cập tại trường 47A Additional Conditions.
Các thông tin chi tiết về việc sử dụng shipping marks trong thư tín dụng được thể hiện trong ISBP 745 từ điều A32 đến A34 dưới tiêu đề Shipping marks.
Trên đây là những thông tin về shipping marks trong xuất nhập khẩu mà DHD Logistics đã cung cấp cho quý khách, hy vọng quý khách có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ shipping marks. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ về các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu thì hãy liên hệ với chúng tôi.
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.