Hoạt động xuất khẩu hiện nay đang ngày càng phát triển và mở rộng, trong đó hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp phổ biến nhất. Vậy xuất khẩu trực tiếp là gì? Xuất khẩu gián tiếp là gì? So sánh ưu – nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp có gì?
Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu về hai phương thức xuất khẩu này nhé!
Xuất khẩu trực tiếp là gì?
Xuất khẩu trực tiếp trong tiếng Anh được gọi là Direct Exporting, được hiểu là hoạt động bán hàng trực tiếp mà không thông qua trung gian. Là hình thức mua bán được thực hiện trực tiếp giữa bên bán và bên mua.
Có nghĩa là bên bán xuất khẩu những loại hàng hóa và dịch vụ do chính họ sản xuất ra thị trường nước ngoài. Các cuộc đàm phán, thương lượng với đối tác sẽ đều do chính doanh nghiệp xuất khẩu tham gia trực tiếp bao gồm các trách nhiệm về hợp đồng, hoạt động tiếp thị, bán hàng,… để đem khách hàng về cho doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp phải tự kiểm soát được mọi giao dịch và đại diện cho thương hiệu của mình để đem lại các nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp, xuất khẩu không phải sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất (doanh nghiệp thương mại) thì việc xuất khẩu phải qua việc thu mua nguồn hàng từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước và đàm phán, ký kết trước khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Để hiểu rõ hơn về xuất khẩu trực tiếp, cụ thể như ví dụ sau đây:
Doanh nghiệp bán trực tiếp rau củ, nông sản cho doanh nghiệp chế biến. Để có thể xuất khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm để dễ dàng tìm kiếm khách hàng và tạo được các mối liên kết với khách hàng tại nước ngoài. Sau đó tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng rồi xuất khẩu bán mặt hàng hóa đó.
Quy trình thực hiện xuất khẩu trực tiếp
Để xuất khẩu trực tiếp được lô hàng ra nước ngoài, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về pháp luật và phong tục tại nước mà mình muốn xuất khẩu. Bên cạnh việc chuẩn bị những chứng từ liên quan thì cần thực hiện các bước theo quy trình cơ bản sau:
- Xin giấy phép xuất khẩu (nếu sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu).
- Đàm phán, ký kết hợp đồng và chuẩn bị sản phẩm để xuất khẩu.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa, đảm bảo tính an toàn cho hoạt động xuất khẩu (tùy theo các điều khoản thương mại mà hai bên đã thỏa thuận ký kết).
- Liên hệ với các đơn vị vận chuyển, có thể tự làm việc trực tiếp với hãng hàng không/ hãng tàu.
- Làm thủ tục khai báo hải quan xuất khẩu hàng.
- Giao hàng cho đơn vị vận chuyển đã làm việc để vận chuyển hàng đến cảng đi.
- Làm thủ tục thanh toán lô hàng.
Ưu nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp
Việc xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc kinh doanh và mở rộng thị trường hơn. Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp có những ưu – nhược điểm mà doanh nghiệp cần chú ý:
Ưu điểm
- Chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sản phẩm và biến động thị trường để đưa ra phương án phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả mua bán.
- Trực tiếp đàm phán, thỏa thuận để đưa ra được mức giá phù hợp và lựa chọn được phương thức thanh toán phù hợp.
- Giảm được các khoản chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Chủ động trong việc vận chuyển, làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu,… từ đó chọn được những đơn vị hợp tác phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Nhược điểm
- Tiềm ẩn các rủi ro và sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa khoảng cách địa lý xa, có những rủi ro khó có thể lường trước..
- Khối lượng hàng khi tham gia giao dịch phải đủ lớn để bù đắp chi phí trong giao dịch.
- Gây khó khăn cho những doanh nghiệp nhỏ có kinh nghiệm và nguồn lực hạn chế.
Xuất khẩu gián tiếp là gì?
Xuất khẩu gián tiếp còn được biết là hình thức xuất khẩu cho một công ty hoặc một bên thứ ba sau đó mới bán hàng trực tiếp cho người mua ở quốc tế. Xuất khẩu gián tiếp có liên quan đến một bên trung gian để xử lý các hoạt động của xuất khẩu nên đây là cách tiếp cận ít tốn kém nhất và nhanh nhất để gia nhập thị trường mua bán quốc tế đối với các công ty nhỏ.
Hay cụ thể hơn, bên thứ ba – Doanh nghiệp được ủy thác cần ký hợp đồng với người bán (xuất khẩu) – Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của mình. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và nhận được ủy thác xuất khẩu từ người bán.
Doanh nghiệp được ủy thác – bên thứ ba thông thường sẽ là Công ty Thương mại Xuất khẩu (ETC – các công ty mua lại sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay cho khách hàng) và Công ty Quản lý Xuất khẩu (EMC – chỉ quản lý các giao dịch cho doanh nghiệp của bạn).
Cụ thể như ví dụ sau:
Một công ty sản xuất thực phẩm chức năng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài. Công ty này hợp tác với một công ty dịch vụ, ủy thác cho đơn vị dịch vụ đó việc tìm kiếm và đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Sau đó sẽ tiến hành liên hệ với người bán để tiến hành xuất khẩu hàng hóa thông qua trung gian.
Quy trình thực hiện xuất khẩu gián tiếp
Quy trình xuất khẩu gián tiếp sẽ làm việc với bên thứ ba hay được biết đến là các đơn vị dịch vụ. Quy trình thực hiện xuất khẩu gián tiếp sẽ gồm các bước cơ bản như sau:
- Đàm phán, thỏa thuận và ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác với bên thứ ba – đơn vị dịch vụ trong nước.
- Ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hàng giao hàng, hoàn thành thanh toán tiền với doanh nghiệp hợp tác ở nước ngoài.
- Nhận ủy thác từ các đơn vị trong nước sau khi đã hoàn thành.
Ưu nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp
Hiện nay, việc xuất khẩu gián tiếp cũng đang được nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sử dụng.. Hình thức xuất khẩu gián tiếp có những ưu – nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Các thủ tục về việc xuất khẩu hàng hóa, thanh toán đã được bên thứ ba xử lý, không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong các việc về thủ tục.
- Không yêu cầu kinh nghiệm về kiến thức xuất khẩu.
- Các đơn vị dịch vụ có thể khai thác được các mối quan hệ hiện có, giúp người bán mở rộng được thị trường và nâng cao doanh thu.
- Không cần phải tìm kiếm khách hàng, tiết kiệm được thời gian và ngân sách.
Nhược điểm
- Doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về quyền kiểm soát giá cả và thương hiệu sản phẩm trên toàn thế giới.
- Sở hữu ít lợi nhuận, 1 phần lợi nhuận sẽ được chia cho bên thứ ba.
- Cản trở hoạt động xuất khẩu và mua bán vì bị phụ thuộc vào các cam kết giữa bên thứ ba.
- Lựa chọn sai đơn vị trung gian sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu, sản phẩm và doanh thu. Làm cản trở việc xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Không kiểm soát được các mối quan hệ với khách hàng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng.
- Không cập nhật được các xu hướng thị trường và người tiêu dùng.
Khi nào nên sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp
Tùy thuộc vào quy mô và tổ chức của mỗi doanh nghiệp để chọn được các hình thức xuất khẩu phù hợp.
Xuất khẩu trực tiếp phù hợp với các công ty lớn, có đủ nguồn lực để đầu tư vào đội ngũ chuyên môn để gia nhập thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp có khả năng đánh giá được các vấn đề về lợi nhuận dựa trên lượng hàng thực tế giữa hàng tồn kho với các địa điểm bán hàng. Dựa trên các khoản chi phí để xuất khẩu và nhu cầu cạnh tranh tại thị trường tại nước đó, thì cần cân nhắc để lựa chọn quốc gia để không ảnh hưởng đến doanh thu.
Xuất khẩu gián tiếp thông thường sẽ được các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu hàng ra quốc tế. Các doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để xây dựng đội ngũ xuất khẩu chuyên biệt thì cần đơn vị trung gian để giúp đỡ việc xuất khẩu hàng hóa.
Trên đây là những thông tin về xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp mà DHD Logistics đã cung cấp. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho khách hàng những kiến thức về các hình thức xuất khẩu. Nếu có những thắc mắc cần hỗ trợ về việc xuất khẩu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, chúng tôi sẽ đem đến cho khách hàng những dịch vụ xuất khẩu tối ưu nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.