Khi xuất khẩu hàng LCL (Less than Container Load) bằng đường biển, doanh nghiệp cần lưu ý đến các khoản chi phí. Vậy những chi phí của hàng LCL xuất khẩu bao gồm những gì? Các doanh nghiệp nên nắm rõ để có thể tính toán được lợi nhuận tối đa cho một lô hàng của mình.
Hàng LCL là gì?
Hàng LCL (Less-than-container Load) hay còn gọi là hàng lẻ, hàng ghép là những lô hàng nhỏ không đủ để lấp đầy một container. Thay vì thuê nguyên một container, lô hàng LCL của bạn được đóng chung với lô hàng LCL của nhiều chủ hàng khác, nhưng phải có chung điểm đến.
Các khoản chi phí khi xuất khẩu hàng lẻ LCL
Khi xuất khẩu một lô hàng LCL, bạn sẽ phải trả những loại phí nào? Để dễ hình dung, DHD Logistics chia chi phí thành 3 phần chính:
Phần 1: Cước vận chuyển đường biển (Ocean Freight)
O/F (Ocean freight) là cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do hãng tàu thu. Tùy thuộc vào điều kiện giao hàng giữa người mua và người bán (theo Incoterms), hãng tàu sẽ thu tiền cước của Người gửi hàng (Shipper) hay Người nhận hàng (Consignee).
Với hàng LCL, cước phí thường được tính theo các đơn vị: CBM, MT, hoặc RT.
CBM (CuBic Meter): CBM là viết tắt của từ Cubic Meter hay mét khối (m³). Đây là đơn vị phổ biến nhất được sử dụng để đo thể tích của hàng hóa. Thể tích của hàng hóa được tính theo công thức:
Thể tích CBM = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)(m) x Số kiện.
Đơn vị CBM giúp các công ty vận chuyển đánh giá được thể tích của lô hàng, từ đó xác định không gian cần thiết trong container và đưa ra mức phí hợp lý.
MT (Metric Ton): MT là viết tắt của Metric Ton, đơn vị đo trọng lượng của hàng hóa. 1 Metric Ton tương đương 1.000 kilogram. Khi tính cước phí dựa trên MT, cước phí sẽ phản ánh tổng trọng lượng của lô hàng, thích hợp cho các loại hàng có mật độ cao (khối lượng lớn nhưng thể tích nhỏ).
RT (Revenue Ton): RT là viết tắt của Revenue Ton, được sử dụng để tính giá cước vận chuyển cho hàng LCL bằng cách so sánh giữa giá cước tính theo thể tích (CBM) và giá cước tính theo trọng lượng (MT). Cước phí nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lô hàng. Phương pháp này giúp các công ty vận chuyển thu lời tương xứng với đặc điểm của từng loại hàng hóa.
Cách xác định khối lượng để tính cước vận chuyển
Bước 1: Đo kích thước 3 chiều dài rộng cao của các kiện hàng
Ví dụ: Bạn có 5 kiện hàng có kích thước 3 chiều lần lượt là: 125x120x180cm và 2 kiện hàng có kích thước 125x125x170cm.
Bước 2: Cân kiện hàng để xác định trọng lượng theo đơn vị tấn (MT).
Với 7 kiện hàng trên, bạn cân được tổng trọng lượng là 2150 Kg ~ 2,15 tấn (MT).
Bước 3: Dựa trên giá cước vận chuyển hàng lẻ, tính phí vận chuyển theo 2 đơn vị thể tích và trọng lượng.
Ví dụ: Nếu DHD Logistics cho bạn giá 80 USD/CBM, thì giá cước vận chuyển cho kiện hàng này sẽ là:
- Giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM là: [5 x (1,25 x 1,2 x 1,8) + 2 x (1,25 x 1,25 x 1,7) CBM x 80 USD = 1505 USD.
- Giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT là: 2.15 tấn x 80 USD = 172 USD.
Bước 4: So sánh và lấy giá cước cao hơn sẽ được áp dụng thu phí vận chuyển.
Phần 2: Các khoản phụ phí Local Charge (LCC)
Đối với hàng lẻ (LCL) xuất khẩu, người nhận hàng cần phải thanh toán các khoản phụ phí Local Charge:
1. Phí CFS (Container Freight Station)
Phí CFS là chi phí liên quan đến các hoạt động xử lý hàng hóa trong kho CFS, bao gồm:
- Xếp dỡ hàng hóa từ container vào kho CFS.
- Lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong kho.
- Vận chuyển hàng hóa từ kho ra ngoài giao cho người nhận.
Phí CFS thường dao động từ 10 – 30 USD/CBM tùy theo đơn vị vận chuyển hoặc từng thời điểm.
2. Phí THC – phí xếp dỡ hàng tại cảng
Đây là khoản phí được thu cho các hoạt động khai thác container tại cảng như:
- Tập kết container ra cầu tàu.
- Gắp container từ tàu xuống hoặc xếp container lên tàu.
- Chuyển container từ cầu tàu về bãi.
Mặc dù phí THC chủ yếu áp dụng cho cả 1 container, tuy nhiên hàng LCL người xuất khẩu vẫn phải chi trả một phần phí THC dựa trên thể tích hàng hóa trong container. Phí THC được tính theo CBM và thường dao động từ 10 – 25 USD/CBM thay đổi theo thời điểm và công ty vận chuyển.
3. Phí B/L (Bill of Lading Fee)
Phí B/L là phụ phí mà hãng tàu/ forwarder làm bill để khai những thông tin cần thiết của một lô hàng. Bill of Lading được xem là giấy chứng nhận mà hãng tàu hoặc forwarder đã lấy hàng của người xuất khẩu để vận chuyển.
Phí B/L được tính trên từng lô hàng dao động từ 20 – 45 USD mỗi Bill.
4. Phí Handling (Handling Fee)
Phí Handling do các công ty forwarder thu nhằm bù đắp cho các hoạt động nhằm đảm bảo lô hàng được xử lý một cách trôi chảy. Các khoản chi phí này có thể bao gồm: phí giao dịch giữa hàng tàu và đại lý, phí làm manifest, phí khấu hao,…
Phí Handling được tính theo từng lô hàng và thường dao động từ 20 – 35 USD.
5. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge)
Là phụ phí xăng dầu áp dụng cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động của giá nhiên liệu làm phát sinh chi phí trong quá trình vận chuyển nên hãng tàu thu phí này để cân đối chi phí vận chuyển.
Tương tự hàng đi châu Âu thì tính phí ENS (Entry Summary Declaration). Các thuật ngữ tương đương như BAF (Bunker Adjustment Factor) hoặc FAF (Fuel Adjustment Factor), mục đích tương tự EBS.
6. Phí LSS (Low Sulphur Surcharge)
Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, được áp dụng trong vận tải đường biển, hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuật ngữ tương đương mà các hãng tàu khác gọi loại phụ phí này:
- Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)
- Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA).
7. Phí AMS, AFR, AFS
Ngoài các phụ phí cơ bản, người xuất khẩu cũng cần lưu ý một số khoản phí đặc thù áp dụng theo từng thị trường xuất khẩu cụ thể:
- Phí AMS (Advanced Manifest System Fee): Phí này áp dụng tại một số quốc gia như Mỹ và EU, yêu cầu khai báo chi tiết thông tin hàng hóa trước khi hàng được xếp lên tàu. Mục đích của phí AMS là để các cơ quan hải quan kiểm soát và quản lý thông tin hàng hóa nhập khẩu nhằm tăng cường an ninh.Mức phí này thường dao động từ 25 – 35 USD cho mỗi Bill of Lading (B/L).
- Phí AFR (Advance Filling Rules): Phí AFR áp dụng khi hàng hóa được xuất khẩu sang Nhật Bản. Tương tự như AMS, quy định này yêu cầu khai báo trước thông tin hàng hóa với cơ quan hải quan Nhật Bản để đảm bảo an ninh và quản lý hàng hóa.
Người xuất khẩu cần hoàn tất thủ tục này trước khi hàng cập cảng Nhật Bản. - Phí AFS (Advance Filling Surcharge): Phí AFS được áp dụng tại một số cảng của Trung Quốc và cũng là một hình thức khai báo thông tin hàng hóa trước khi nhập khẩu. Phí này nhằm tăng cường công tác quản lý và giám sát hàng hóa tại các cảng Trung Quốc.
Tùy theo chính sách của từng cảng và đặc điểm lô hàng, mức phí này có thể khác nhau.
8. Phí DDC (Destination Delivery Charge)
Phí DDC là phụ phí giao hàng tại cảng đến, áp dụng cho hàng xuất khẩu đi Mỹ. Phí này được thu để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu và sắp xếp container trong cảng, giao hàng đến kho hàng của người nhập khẩu.
9. Phí PCS (Port Congestion Surcharge)
Phí PCS là phụ phí tắc nghẽn cảng, được thu vào mùa cao điểm khi các cảng biển bị tắc nghẽn. Phí này để bù đắp chi phí phát sinh do việc xếp dỡ hàng hóa bị chậm trễ hoặc do cảng đang hoạt động quá tải.
Phần 3: Phí giao hàng ra cảng và thủ tục thông quan
Phí giao hàng ra cảng và các thủ tục thông quan là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho của doanh nghiệp đến cảng và thực hiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa. Các khoản phí cụ thể bao gồm:
1. Phí Pickup / Trucking (Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng)
Phí vận chuyển hàng từ kho của doanh nghiệp ra cảng phụ thuộc vào:
- Địa chỉ kho hàng: Kho càng xa cảng thì phí vận chuyển càng cao.
- Trọng lượng và kích thước hàng hóa: Hàng hóa nặng hoặc cồng kềnh sẽ cần các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, có thể làm tăng chi phí.
- Chi phí thuê nhân công: Nếu kho hàng không có nhân công hỗ trợ, doanh nghiệp có thể phải trả thêm phí thuê nhân công để xếp dỡ hàng hóa lên xe tải.
2. Phí dịch vụ mở tờ khai hải quan
Các tờ khai hải quan bao gồm:
- Tờ khai luồng vàng: Khi hàng hóa được phân vào luồng vàng, chỉ cần kiểm tra giấy tờ mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa. Mức phí dao động từ 900.000 đến 1.900.000 VND/tờ khai, tùy thuộc vào dịch vụ và công ty cung cấp.
- Tờ khai luồng đỏ: Trong trường hợp hàng bị phân vào luồng đỏ, hải quan sẽ kiểm tra thực tế số lượng, kích thước, model, nhãn mác… so với khai báo. Mức phí cho tờ khai luồng đỏ thường dao động từ 1.400.000 đến 3.000.000 VND/tờ khai.
3. Đóng thuế
Doanh nghiệp cần nộp thuế trước khi hoàn tất thủ tục thông quan. Số tiền thuế sẽ được thể hiện rõ trên tờ khai và phải được thanh toán đầy đủ.
4. Các thủ tục bổ sung (tùy vào yêu cầu hàng hóa và thị trường)
Doanh nghiệp có thể cần thực hiện thêm một số thủ tục khác theo yêu cầu của khách hàng và thị trường xuất khẩu:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Phí dịch vụ xin C/O dao động từ 1.200.000 – 2.000.000 VND/bộ. Để xin C/O, doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ thương nhân, với mức phí từ 800.000 – 1.500.000 VND/bộ.
- Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate): Xác nhận hàng hóa đã được xử lý hun trùng để tiêu diệt các vi khuẩn, mối mọt, hoặc sinh vật gây hại. Chứng thư hun trùng áp dụng cho các sản phẩm gỗ, nông sản, bao bì, hoặc pallet. Phí dịch vụ dao động từ 700.000 – 1.200.000 VND/bộ.
- Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate): Chứng nhận lô hàng đã được kiểm dịch thực vật, thường áp dụng cho các sản phẩm nông sản. Phí dịch vụ xin chứng thư kiểm dịch dao động từ 500.000 – 1.500.000 VND/bộ.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu xuất khẩu hàng LCL và các dịch vụ vận chuyển quốc tế liên hệ ngay tới DHD Logistics. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ xuất khẩu trọn gói, thông quan nhanh gọn, uy tín, chuyên nghiệp và hỗ trợ tốt cho mọi nhu cầu của khách hàng.