Phân luồng hải quan là gì? Ý nghĩa các luồng trong thực tế

Xuất nhập khẩu được xem là lĩnh vực quan trọng, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong đó, phân luồng hải quan là một trong những khâu có tính chất quyết định tới quá trình lưu thông hàng hóa. Trong bài viết sau đây, cùng DHD Logistics tìm hiểu những thông tin cơ bản về phân luồng hải quan: Khái niệm, vai trò, phân loại, một số lưu ý quan trọng…

Phân luồng hải quan là gì? Vì sao cần tiến hành phân luồng?

Phân luồng hải quan là một trong những thủ tục cơ bản nhằm hỗ trợ cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một khâu quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng.

Như đã chia sẻ ở trên, việc phân luồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Cụ thể:

Thứ nhất: Với việc phân chia thành 3 luồng xanh, vàng, đỏ sẽ giúp quá trình xuất nhập khẩu được nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Trên thực tế, hàng hóa được ví như phương tiện giao thông, màu xanh được đi, màu vàng phải đi chậm và màu đỏ sẽ phải dừng lại.

Thứ hai: Dựa vào phân luồng, mức độ kiểm tra của các cơ quan hải quan cũng sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần xanh – vàng và đỏ. Mức kiểm soát hàng hóa cao nhất sẽ áp dụng cho luồng đỏ, theo sau đó là luồng vàng, luồng xanh sẽ không cần kiểm tra.

Thứ ba: Giúp hải quan thực hiện quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu hiệu quả. Từ đó sẽ giúp các cơ quan này có thể phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn các lô hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc…nhập khẩu vào trong nước.

phân luồng hải quan
Phân luồng hải quan quyết định đến quá trình lưu thông hàng hóa

Các luồng hải quan được áp dụng hiện nay

Theo quy định hiện nay, việc phân luồng hải quan sẽ được chia làm 3 luồng cụ thể như sau:

Luồng xanh

Luồng xanh sẽ rơi vào các doanh nghiệp chấp hành tốt những quy định của pháp luật về Hải Quan. Các doanh nghiệp này được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ cũng như hàng hóa. Thông thường, hàng hóa xuất đi đều đặn sẽ vào luồng xanh khá nhiều.

Trên thực tế, đây là luồng được nhiều doanh nghiệp mong đợi nhất. Bởi nếu tờ khai được phân luồng xanh, thời gian thông quan hàng hóa sẽ rất nhanh chóng. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lưu kho, phí Logistics cũng như đẩy nhanh được tốc độ lấy hàng.

Luồng vàng

Hiểu đơn giản, với luồng vàng, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ những không kiểm tra chi tiết hàng hóa.
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng là luồng vàng cần phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ….nhưng không cần kiểm tra cụ thể hàng hóa. Sau khi việc kiểm tra được hoàn tất, nếu không có bất kỳ vi phạm nào thì quá trình thông quan được chuyển tiếp tới các bước sau, tương tự như luồng xanh.

Doanh nghiệp sẽ được miễn kiểm tra chi tiết thực tế với hàng hóa trong một số trường hợp cụ thể dưới đây:
DN chấp hành tốt các quy định pháp luật về Hải quan.

Hàng hóa xuất khẩu (ngoại trừ danh sách các loại hàng hóa xuất khẩu được làm từ nguyên liệu nhập khẩu và các loại hàng hóa xuất khẩu có điều kiện theo chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu).

Hàng hóa nước ngoài được đưa vào khu vực thương mại tự do, kho ngoại quan hay cảng trung chuyển, trường hợp cứu trợ khẩn cấp…theo quy định tại khoản 1, điều 35 luật Hải quan.

Hàng hóa dùng trong vấn đề an ninh – quốc phòng, hàng viện trợ nhân đạo…hàng thuộc diện đặc biệt do Thủ tướng quyết định.

Luồng đỏ hải quan

Với luồng đỏ, Hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế khác nhau. Cụ thể có 3 mức sau:

Mức 1: Kiểm tra chi tiết toàn bộ hàng hóa có trong lô hàng.

Mức 2: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện ra vi phạm sẽ sẽ kết thúc kiểm tra. Ngược lại nếu phát hiện vi phạm thì sẽ tiến hàng kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm của lô hàng.

Mức 3: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện ra dấu hiệu vi phạm thì sẽ kết thúc kiểm tra, ngược lại thì tiến hàng kiểm tra cho tới khi nào kết luận được mức độ vi phạm.

Phân luồng tờ khai hải quan
Phân luồng tờ khai hải quan

Lưu ý, trong một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính đã xác định về hình thức cũng như mức độ kiểm tra lô hàng, tuy nhiên cán bộ/nhân viên hải quan xét thấy máy tính xác định chưa chuẩn xác. Lúc này, cán bộ Hải quan có thể đề xuất hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn với tình hình thực tế. Như vậy, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại và chuyển cho lãnh đạo cục Hải quan xem xét cũng như đưa ra quyết định sau.

Quy trình thực hiện phân luồng hải quan

Về cơ bản, quy trình thực hiện phân luồng hải quan sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ sau đó đăng ký tờ khai và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

Bước 2: Thực hiện việc nhập các thông tin đã được cung cấp vào máy tính, máy tính sẽ tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp nhất.

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa dựa trên mức độ ở bước 2.

Bước 4: Thu lệ phí hải quan theo quy định đã có, sau đó đóng dấu và trả lại tờ khai cho người khai hải quan.

Bước 5: Lưu giữ hồ sơ và kiểm tra sau thông quan (nếu cần).

Một số câu hỏi thường gặp

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về phân luồng hải quan, có không ít những thắc mắc của khách hàng xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và những giải đáp chi tiết từ DHD Logistics:

Làm thế nào để doanh nghiệp được phân luồng xanh hải quan?

Với các doanh nghiệp bị rơi vào luồng vàng hoặc luồng đỏ, làm thế nào để được phân luồng xanh luôn là thắc mắc hàng đầu của họ. Bởi nếu được phân luồng xanh, các doanh nghiệp có thể xử lý thủ tục hải quan nhanh chóng và dễ dàng hơn. Do vậy, đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều muốn tờ khai của mình sẽ rơi vào luồng xanh thay vì luồng đỏ hoặc vàng.

Thực tế, có nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến việc phân luồng hải quan xanh, đỏ hay vàng. Trong đó, những DN chấp hành tốt quy định của Pháp luật, Hải quan trong thời gian ít nhất 1 năm trở lên và đạt được những tiêu chí sau đây sẽ có khả năng cao được phân luồng xanh:

  • Không có hành vi vi phạm về hải quan cũng như thuế.
  • Không có tình trạng truyền sửa hay hủy tờ khai.
  • Luôn cập nhật thông tin doanh nghiệp tới các cơ quan hải quan.
  • Nâng mức DN của mình thành doanh nghiệp ưu tiên.

Tuy nhiên, việc phân luồng sẽ được tiến hành tự động dựa trên hệ thống Hải quan điện tử. Cơ quan Hải quan sẽ đánh giá các doanh nghiệp dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau đồng thời dựa trên loại hàng hóa để tiến thành phân luồng cụ thể. Vì vậy, không thể chắc chắn tờ khai sẽ được phân luồng xanh 100%, việc này sẽ cần đợi kết luận cuối cùng từ phía Hải quan.

Hàng hóa phân luồng đỏ hoặc luồng vàng có bị xử phạt không?

Thực tế, sau khi phân luồng nếu doanh nghiệp rơi vào luồng vàng hoặc luồng đỏ sẽ bắt buộc phải tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu trong quá trình này phát hiện vi phạm thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt tùy mức độ. Thông thường là phạt tiền, bị hải quan thu giữ hàng hóa hoặc bị cấm xuất nhập hàng, nhận luồng đỏ cho các loại hồ sơ sau này…
Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan:

Khi truyền tờ khai, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý về thời điểm thông báo kết quả phân luồng. Cụ thể theo quy định, tờ khai sẽ được cơ quan Hải quan thông báo kết quả ngay sau khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiến hành tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký thông tin trên tờ khai.

Bạn biết đấy, những khó khăn thông quan hàng hóa khi vào luồng vàng, luồng đỏ như thế nào. Nếu bạn cần một dịch vụ khai báo hải quan trọn gói từ một công ty có kinh nghiệm nhiều năm về logistics, xuất nhập khẩu.

Luồng “Siêu xanh” là gì?

Khái niệm luồng “siêu xanh” sẽ được áp dụng với các doanh nghiệp có những đóng góp lớn cho GDP như Huyndai, Samsung, Canon…Không có quá nhiều doanh nghiệp nhận được những ưu đãi này.
Tuy nhiên, việc “bẻ luồng” hoàn toàn có thể xảy ra nếu cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa của doanh nghiệp thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Hàng hóa vẫn sẽ bị kiểm tra một phần hoặc toàn bộ, yêu cầu xuất trình giấy tờ dù nhận kết quả phân luồng xanh, vàng hay đỏ.

Phân luồng hải quan là nghiệp vụ quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc giúp các cơ quan Hải quan quản lý tốt hàng hóa thì còn nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Nếu đang có nhu cầu tư vấn về thủ tục hải quan hoặc dịch vụ hải quan, hãy liên hệ với DHD Logistics để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi hỗ trợ!

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: https://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.