Việc sử dụng các thuật ngữ ngày càng phổ biến, đặc biệt sử dụng trong xuất nhập khẩu. Các thuật ngữ đều mang những nét nghĩa riêng và chính xác trong mọi hoàn cảnh. Vậy hãy cùng DHD Logistic tìm hiểu về các thuật ngữ xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến hiện nay nhé!
Tầm quan trọng của thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu
Thuật ngữ xuất nhập khẩu là những cụm từ chuyên ngành được dùng trong ngành xuất nhập khẩu. Mỗi thuật ngữ đều mang những đặc trưng và đặc thù riêng. Thuật ngữ thường có nhiều dạng khác nhau và mỗi dạng là một khái niệm khác nhau. Việc sử dụng các thuật ngữ xuất nhập khẩu có tầm quan trọng như sau:
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Trong xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp buộc thường xuyên phải làm việc với các khách hàng nước ngoài, cũng như các cơ quan chuyên môn. Việc trao đổi trực tiếp và những giấy tờ, chứng từ, email đi kèm cũng như các dịch vụ liên quan khác được thực hiện thường xuyên. Vì thế, việc sử dụng thuật ngữ để trao đổi với các bên sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp hơn, nắm bắt được những thông tin trao đổi với khách hàng nhanh chóng.
Đảm bảo sự chính xác
Xuất nhập khẩu là việc doanh nghiệp phải làm việc với khách hàng quốc tế, việc ngôn ngữ khác nhau là một trong những nguy cơ gây ra sai sót trong quá trình giao dịch. Việc sai sót trong một cuộc giao dịch là điều mà không một doanh nghiệp nào muốn mắc phải, hậu quả dẫn đến các cuộc tranh chấp gây mất thời gian và còn gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của doanh nghiệp.
Đó là lý do doanh nghiệp phải nắm rõ chính xác những thuật ngữ xuất nhập khẩu để đảm bảo sự chính xác nhất, hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu cho doanh nghiệp.
Thực hiện thủ tục nhanh chóng và thuận tiện hơn
Trong một cuộc giao dịch, khi cả hai bên nắm rõ chính xác thuật ngữ xuất nhập khẩu, hay các thuật ngữ chung tiếng Anh chuyên ngành thì quá trình giao dịch của cả hay được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện hơn, các giấy tờ hợp đồng sẽ rõ ràng và trở nên dễ dàng hơn.
Tiết kiệm và chủ động
Trong một doanh nghiệp, nếu nhân viên hoặc ban lãnh đạo không nắm vững những thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp bắt buộc phải thuê dịch vụ bên ngoài như thông dịch viên, người soạn thảo hợp đồng và đàm phán giao dịch. Những điều trên sẽ làm doanh nghiệp tốn một khoản tiền lớn và gặp rủi ro khi không thể chủ động mọi lúc, và đặc biệt khó kiểm soát về độ chính xác và độ tin cậy của thông tin. Vậy nên, một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đầy đủ kiến thức chuyên ngành là điều thiết yếu mà một doanh nghiệp cần phải có. Tiết kiệm và công việc cũng được giải quyết linh động hơn không bị phụ thuộc vào đơn vị khác.
Góc độ cá nhân
Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng phổ biến và sôi động. Đòi hỏi những nhân viên trong doanh nghiệp phải đảm bảo được tính chuyên nghiệp cao trong công việc, và việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu là điều hết sức cần thiết cho một nhân viên. Những cá nhân có chuyên ngành giỏi sẽ được đánh giá cao hơn và có lợi thế cạnh tranh cao hơn để có thể ứng tuyển vào các công ty mà mình mong ước.
Tổng hợp các thuật ngữ xuất nhập khẩu
Thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu thường được sử dụng khá nhiều trong công việc. Các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
Các thuật ngữ xuất nhập khẩu thông dụng
Các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu được dùng thường xuyên như:
- Local charges: phí địa phương
- Delivery order: lệnh giao hàng
- Place of Delivery: địa điểm giao hàng cuối
- Port of Loading/airport of loading: địa điểm đóng hàng, xếp hàng
- Port of Discharge/airport of discharge: địa điểm dỡ hàng
- Measurement: đơn vị đo lường
- Consignor: người gửi hàng (= Shipper)
- Consigned to order of = consignee: người nhận hàng
- Intermodal: Vận tải kết hợp
- Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải
- Freight: cước phí
- Marks and number: kí hiệu và số
- Description of packages and goods: mô tả hàng hóa
- Transhipment: chuyển tải
- Consignment: lô hàng
- Partial shipment: giao hàng từng phần
- Master Bill of Lading (MBL): vận đơn chủ (từ Lines)
- House Bill of Lading (HBL): vận đơn nhà (từ Fwd)
- Freight prepaid: cước phí trả trước
- Freight as arranged: cước phí theo thỏa thuận
- Gross weight: tổng trọng lượng sau khi đóng gói
- Volume: số khối hàng hóa
- Shipping marks: nhãn hiệu vận chuyển
- Estimated to Departure (ETD): thời gian dự kiến tàu chạy
- Estimate to arrival (ETA): thời gian dự kiến tàu đến
- Draft bill: vận đơn nháp
- Shipping agent: đại lý hãng tàu
- Shipping note: Phiếu gửi hàng
- Labor fee: Phí nhân công
- Tracking and tracing: kiểm tra tình trạng hàng/thư
- BL revised: vận đơn đã chỉnh sửa
- Net weight: khối lượng tịnh
- Oversize: quá khổ
- Overweight: quá tải
- Agency Agreement: Hợp đồng đại lý.
Các thuật ngữ xuất nhập khẩu dùng cho đường biển
Những thuật ngữ xuất nhập khẩu tiếng Anh được dùng trong giao nhận đường biển như:
- Seaway: đường biển
- FCL (Full container load): hàng nguyên container
- FTL (Full truck load): hàng giao nguyên xe tải
- LTL (Less than truck load): hàng lẻ không đầy xe tải
- LCL (Less than container load): hàng lẻ
- CY (Container Yard): bãi container
- CFS (Container freight station): kho khai thác hàng lẻ
- Terminal handling charge (THC): phí làm hàng tại cảng
- Handling fee: phí làm hàng
- Seal: chì
- Shipped on board: giao hàng lên tàu
- Connection vessel/feeder vessel: tàu nối/tàu ăn hàng
- Port of transit: cảng chuyển tải
- Liner: tàu chợ
- Voyage: tàu chuyến
- CCL (Container Cleaning Fee): phí vệ sinh container
- Ocean Freight (O/F): cước biển
- Place of return: nơi trả vỏ sau khi đóng hàng (theo phiếu EIR)
- Delay: trì trệ, chậm so với lịch tàu
- Shipment terms: điều khoản giao hàng
- Free hand: hàng từ khách hàng trực tiếp
- General purpose container (GP): cont bách hóa (thường)
- High cube (HC = HQ): container 40’HC cao
- Tare weight: trọng lượng của vỏ container
- Container: thùng chứa hàng
- Straight BL: vận đơn đích danh
- Free time: thời gian miễn phí lưu cont, lưu bãi
- Open-top container (OT): container mở nóc
- Verified Gross Mass weight (VGM): phiếu khai báo tổng trọng lượng hàng
- SI (Shipping Instruction): Hướng dẫn giao hàng.
- Trucking: phí vận tải nội địa
- Closing time/Cut-off time: giờ cắt máng
- Frequency: tần suất số chuyến/tuần
- Shipping Lines: hãng tàu
- Voyage No: số chuyến tàu
- Transit time: thời gian trung chuyển
- DET (Detention): phí lưu container tại kho riêng
- DEM (Demurrage): phí lưu container tại bãi
- Shipping agent: đại lý hãng tàu biển
- Shipping note: Phiếu gửi hàng
- Storage: phí lưu bãi của cảng
Các thuật ngữ xuất nhập khẩu dùng cho đường hàng không
Bên cạnh những thuật ngữ thông dụng sẽ có những thuật ngữ chuyên ngành dành cho giao nhận đường hàng không như:
- Airway: đường hàng không
- Security Surcharges (SSC): phụ phí an ninh (hàng air)
- X-ray charges: phụ phí máy soi (hàng air)
- Flight No: số chuyến bay
- Air Way Bill: Hóa đơn hàng không
- Master Airway bill (MAWB): vận đơn(chủ) hàng không
- House Airway bill (HAWB): vận đơn (nhà) hàng không
Trên đây là những thuật ngữ xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay, DHD Logistics hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết. Nếu có thắc mắc về các thông tin xuất nhập khẩu xin liên hệ với chúng tôi.
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.