Bill of lading – Vận đơn là một chứng từ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Những thông tin trên vận đơn cho biết chi tiết về lô hàng như: Người gửi hàng, người nhận hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, mô tả hàng hóa,…Chính vì vậy biết cách đọc Bill of lading là một trong những yêu cầu bắt buộc. Theo dõi bài viết dưới đây để được DHD Logistics hướng dẫn chi tiết cách đọc vận đơn đường biển!
Bill of lading (Vận đơn đường biển) là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở phát hành. Nội dung trên vận đơn thừa nhận về số lượng, chủng loại, chất lượng của hàng hóa. Đồng thời tuyên bố về thời gian, địa điểm và những thông tin liên quan tới chuyên chở hàng hóa. Tương ứng với những thông tin trên vận đơn đường biển sẽ có cách đọc như sau:
Mặt trước Bill Of Lading
- Tiêu đề và số vận đơn
- Tiêu đề của vận đơn đường biển là: Bill Of Lading.
- Số vận đơn (Bill of lading no) do người phát hành vận đơn đặt theo quy định được sử dụng để tra cứu B/L, tra cứu lô hàng và dùng để khai báo hải quan.
- Ở góc trên cùng bên phải của B/L cũng sẽ có tên và logo của hãng vận tải.
- Consignor/shipper – Tên, địa chỉ của người gửi hàng
Đối với mục này sẽ gồm có 4 nội dung chính bao gồm: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và số fax. Consignor/shipper là người gửi hàng cho hãng tàu để hãng tàu chở hàng.
Shipper là nhà xuất khẩu. Trong trường hợp có sự xuất hiện của Master Bill of Lading và gửi hàng có Forwarder thì Shipper là công ty FWD đầu xuất.
- Consignee – Tên, địa chỉ của người nhận hàng
Thông tin tại mục này là tên của người mua/Người nhập khẩu. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng loại B/L nào mà mục này có thể được ghi thành những trường hợp sau:
- Để trống, không ghi gì cả
- To order/To order of Shipper
- To order of [tên của ngân hàng Mở L/C]
- To order of [tên của người nhận hàng]
Cũng tương tự mục Consignor/shipper, tại mục này cũng sẽ kê khai 4 thông tin bao gồm: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và số fax.
- Notify Party – Bên được thông báo
Bên được thông báo là bên mà hãng tàu sẽ gửi thông báo khi hàng được giao tới cảng đích. Mục này cũng phải ghi đầy đủ 4 nội dung bao gồm: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và số fax. Tùy thuộc vào Consignee là ai mà mục này sẽ được ghi khác nhau tương ứng với các trường hợp sau:
- Để trống, không ghi gì cả
- Ghi dòng “Same as consignee” – Giống mục người nhận hàng
- Tên của nhà nhập khẩu/người nhận lô hàng
- Place of Receipt – Nơi nhận hàng
Trong trường hợp nhận hàng trong nội địa thì tại mục này sẽ ghi thêm nơi nhận hàng để chở.
- Place of Delivery – Nơi giao hàng
Nếu có vận chuyển nội địa thì cần ghi hàng hóa được giao hàng tới địa chỉ nào. Thông thường, nơi giao hàng sẽ là địa chỉ của xưởng nhà nhập khẩu.
- Cảng bốc hàng (Port of Loading)/Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
- Port of loading = POL = Charging port – Tên của cảng bốc hàng;
- Port of discharging = POD = Unloading Port – Cảng dỡ hàng: Điền tên của cảng dỡ hàng.
- Vessel & Voyage No. – Tên và số hiệu tàu vận chuyển hàng hóa
- Vessel and Voyage No: Tên của con tàu chở hàng
- Voyage no.: Mã hiệu của chuyến đi được sử dụng để tra cứu lô hàng và khai báo hải quan.
- Thông tin hàng hóa
Thông tin hàng hóa bao gồm: Mô tả hàng hóa, số kiện và cách đóng gói, khối lượng, thể tích, số container, số chì.
- Description of goods: Mô tả hàng hóa và mã HS Code của từng mặt hàng.
- Packages: Số lượng kiện, số thùng, số lượng container và cách đóng gói hàng hóa.
- Container: Số container (mã container).
- Seal No: Số chì (mã niêm phong container) để thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa và bốc dỡ.
- Gross weight & measurements – Khối lượng và thể tích: Khối lượng cả bì của cả lô hàng và thể tích của lô hàng.
- Freight payable at – Tiền cước
Thông thường, trên Bill Of Lading thường không nêu rõ cước phí vận tải và phụ phí (Freight & charges). Tuy nhiên sẽ ghi chung chung tiền cước đã trả (Prepaid) hoặc phải thu (Collect). Hoặc thể hiện thêm thông tin tiền cước và phí được thanh toán tại đâu (Freight payable at).
- Ngày hàng được giao lên tàu – On board date
Ngày hàng lên tàu là ngày mà người xuất khẩu chính thức giao hàng cho hãng tàu. Ngày này có thể giống hoặc khác ngày phát hành Bill of lading.
- Date, Place of issue – Nơi, ngày ký phát
Thành phố và ngày phát hành vận đơn.
- Carrier’s signature
Họ tên và chữ ký của người vận tải hoặc đại lý được ủy quyền phát hành vận đơn.
- Trường hợp người chuyên chở, hãng tàu ký phát: Sau chữ ký của hàng tàu cần thể hiện dòng chữ “As the carrier”;
- Nếu thuyền trưởng là người ký phát: Có thể hiện dòng chữ “As the Master”;
- Trường hợp đại lý của hãng tàu ký phát (FWD): Có hể hiện dòng chữ “As agent for the carrier”.
Mặt sau Bill Of Lading
Mặt sau của vận đơn đường biển là những quy định về vận chuyển do hãng tàu in sẵn. Mặc dù những điều khoản này do hãng tàu quy định tuy nhiên chúng phù hợp với quy định của công ước và tập quán quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Người thuê tàu sẽ phải mặc nhiên chấp nhận những quy định này và không có quyền bổ sung hay sửa đổi.
Cụ thể, trong mặt sau của Bill Of Lading bao gồm những thông tin sau:
- Định nghĩa, điều khoản chung
- Điều khoản về trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở
- Điều khoản về xếp dỡ, bảo quản và giao nhận hàng hóa
- Điều khoản về cước phí và phụ phí
- Miễn trách của người chuyên chở
- Điều khoản về chiến tranh, đình công, bạo động và nổi loạn dân sự
- Điều khoản về chậm giao hàng
- Điều khoản về tổn thất chung
- Điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi
- Điều khoản tối cao.
Bill Of Lading là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải được ký kết bởi hai bên. Bên cạnh đó B/L cũng xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng và quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
Hotline: 0973996659
Fanpage: DHD Logistics
Website: http://dhdlogistics.com/
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.