Bill of lading là gì? Quy trình làm vận đơn đường biển

Bill of lading hay còn được gọi là vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở phát hành. Chi tiết về Bill of lading trong xuất nhập khẩu là gì, phân loại vận đơn đường biển sẽ được DHD Logistics bật mí chi tiết qua bài viết dưới đây!

Bill of lading là gì?

Bill of lading viết tắt là B/L hay còn được gọi là vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

Vận đơn đường biển do người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở lập, ký và cấp cho người gửi hàng. Trong đó người chuyên chở xác nhận về số lượng, chủng loại và chất lượng của một số mặt hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển. Và cam kết giao số hàng hóa đó cho bên nhận đúng thời gian, địa điểm và các điểm khoản liên quan tới việc chuyên chở hàng hóa.

Bill of lading
Vận đơn đường biển Bill of lading

Như vậy có thể thấy B/L là một chứng từ vô cùng quan trọng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Nó như là một bằng chứng vận chuyển khi hàng hóa được giao tại điểm đến đã xác định trước.

Vậy chức năng của B/L trong xuất nhập khẩu là gì? Cụ thể vận đơn đường biển có 3 chức năng chính sau:

  • Là bằng chứng người chuyên chở đã nhận vận chuyển lô hàng
  • Là một trong những chứng từ đi kèm của hợp đồng vận tải, chứng minh việc thực hiện hợp đồng vận chuyển
  • Chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa.

Nội dung trên Bill of lading

Nội dung trên vận đơn đường biển gồm có những thông tin sau:

  • Tiêu đề vận đơn
  • Số vận đơn
  • Tên người chuyên chở – Carrier
  • Tên và địa chỉ của người gửi hàng – Shipper
  • Tên và địa chỉ của người nhận hàng – Consignee
  • Bên được thông báo – Notify Party
  • Nơi nhận hàng (Place of Receipt)
  • Nơi giao hàng (Place of Delivery)
  • Cảng bốc hàng (Port of Loading)
  • Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
  • Tên, số hiệu tàu (Vessel & Voyage No.)
  • Thông tin hàng hóa, số lượng, ký mã hiệu (Decriptions of Goods, Marks & Numbers, kind of packages, number, Gross Weight, Net Weight)
  • Tiền cước (Freight payable at)
  • Nơi và ngày ký phát vận đơn (Date, Place of issue)

Các loại Bill of lading

Căn cứ theo ghi chú về hàng hóa trên vận đơn, tình trạng bốc xếp hàng hóa, tính sở hữu hàng hóa,…mà Bill of lading được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể:

Căn cứ theo tình trạng bốc xếp hàng hóa

  • Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L): Mẫu vận đơn đường biển này thường được ghi chú bằng những chữ như: Shipped on board, on board, shipped hoặc Laden On Board. Shipped on board B/L được cấp khi người bán đã bốc hàng lên lan can tàu. Vận đơn loại này chứng minh rằng người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng theo đúng hợp đồng mua bán đã ký với người mua.
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L): Là chứng từ xác nhận việc người vận chuyển đã nhận hàng của người giao hàng để chở. Hàng chưa được bốc lên tàu nhưng người chuyên chở cam kết sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định trong vận đơn.

Phân loại theo ghi chú trên vận đơn

Nếu dựa trên ghi chú trên vận đơn đường biển thì cũng gồm có 2 loại B/L là:

  • Vận đơn hoàn hảo/Vận đơn sạch (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú xấu về hàng hóa, bao bì.
  • Vận đơn không hoàn hảo/Vận đơn không sạch (unclean B/L): Trái ngược với vận đơn hoàn hảo thì trên mẫu vận đơn không hoàn hảo sẽ có những ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa cũng như bao bì. Một số ví dụ về ghi chú xấu như: Bao bì không đáp ứng cho vận tải biển, hàng hóa bị ướt, thùng bị vỡ, ký mã hiệu trên bao bì không rõ ràng,…

Phân loại theo tính pháp lý của vận đơn

  • Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn bản chính có chữ ký bằng tay của người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý của thuyền trưởng. Mẫu vận đơn này dùng để nhận hàng tại nơi đến quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa và có thể giao dịch, chuyển nhượng được. Trên vận đơn gốc có thể có hoặc không có dấu “Original”.
  • Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là mẫu vận đơn sao y từ bản vận đơn gốc ra thành một hoặc nhiều bản khác nhau dưới nhiều hình thức như: Bản sao, bản in, đánh máy, bản photo,…Vận đơn bản sao không có chữ ký tay và không thể giao dịch hay chuyển nhượng được. Trên mẫu vận đơn bản sao thường có dấu “Copy”.

Phân loại Bill of lading theo hành trình chuyên chở

Căn cứ theo hành trình chuyên chở, vận đơn đường biển được chia thành 3 loại:

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc tới cảng dỡ hàng. Và trong suốt quá trình vận chuyển, hàng hóa không phải trải qua bất cứ một lần chuyển tải nào. Mẫu vận đơn này được sử dụng cho lô hàng được nhận và giao bởi cùng một hãng vận chuyển.
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): Vận đơn chở suốt sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng và qua nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau. Theo đó, hàng hóa phải chuyển tải ít nhất là 1 cảng trung gian.
  • Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L hay Combined B/L): Là chứng từ vận chuyển hàng hóa theo ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau. Khác hoàn toàn so với những mẫu vận đơn thông thường, vận đơn vận tải đa phương thức phát hành và có hiệu lực ngay tại nơi nhận hàng. Chính vì vậy, trên mẫu vận đơn sẽ không có ghi chú “On board”, không cần phải chỉ ra tên con tàu mà hàng thực sự được bốc lên, có thể ghi tên tàu dự định (Intended vessel).

Phân loại B/L theo tính sở hữu hàng hóa

Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng.

Vận đơn vô danh (To bearer B/L)

Đúng với tên gọi, vận đơn vô danh là mẫu vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng. Người nhận hàng hợp pháp là người xuất trình được vận đơn vô danh cho người giao hàng.

Vận đơn theo lệnh (To order B/L)

Hàng hóa được ghi trong mẫu vận đơn theo lệnh sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu vào mặt sau của tờ vận đơn. Căn cứ theo ai là người ký hậu thì vận đơn theo lệnh được chia thành các loại sau:

  • To order of consignee – Hàng hóa sẽ được giao theo lệnh của người nhận hàng
  • To the order of shipper – Vận đơn được lập theo lệnh của người gửi hàng
  • To the order of a bank – Vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng phát hành.
Vận tải đường biển có B/L
Vận tải đường biển phải có Bill of lading

Chi tiết quy trình làm Bill of lading

Quy trình phát hành Bill of lading cụ thể như sau:

Bước 1: Shipper/Consignor giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc hàng theo đúng thời gian, địa điểm quy định và yêu cầu ký phát vận đơn đường biển.

Bước 2: Đại lý tàu ký phát vận đơn gốc cho người gửi hàng, thông thường sẽ bao gồm 3 bản.

Bước 3: Shipper gửi vận đơn cho người nhận hàng theo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Gửi trực tiếp 1 bản Original B/L cho Consignee
  • Cách 2: Thông qua ngân hàng để gửi Original B/L cho Consignee

Bước 4: Đại lý tàu ở cảng dỡ hàng gửi thông báo tới Consignee

Bước 5: Consignee xuất trình vận đơn đường biển hợp lệ

Bước 6: Thực hiện đổi lệnh giao hàng (Delivery Order). Đại lý tàu ở cảng dỡ ký phát D/O (Delivery Order), Consignee làm thủ tục nhập khẩu. Nếu là hàng nguyên cont thì tới đại lý hãng tàu để làm thủ tục đóng thuế (nếu có) và ký cược mượn cont.

Bước 7: Đại lý tàu tại cảng dỡ hàng giao hàng cho người nhận hàng trên cơ sở người nhận hàng xuất trình lệnh giao hàng hợp lệ.

Giải đáp một số thắc mắc liên quan tới Bill of lading

Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc liên quan tới vận đơn đường biển:

Ngày phát hành vận đơn là ngày nào?

Bill Of Lading được cấp khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng.

Người ký phát phát hành B L là ai?

Vận đơn đường biển do người chuyên chở (Chủ tàu, đại lý, người chịu trách nhiệm chuyên chở) phát hành.

Forwarder bill of lading là gì?

Forwarder bill of lading hay còn được gọi phổ biến là House Bill of Lading là vận đơn do forwarder phát hành cho shipper và có in hình logo của Forwarder.

Vì sao vận đơn đường biển có 3 bản gốc?

Vận đơn đường biển được phát hành theo bộ, thường gồm 6 bản bao gồm: 3 bản gốc (original) và 3 bản sao (copy). Sở dĩ có 3 bản gốc vận đơn đường biển là do trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu yêu cầu có vận đơn gốc thay vì vận đơn sao để tăng tính tin tưởng.

Bill of lading không chỉ đơn giản là văn bản pháp lý mà còn là cơ sở cho quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Hy vọng qua giải đáp BL trong xuất nhập khẩu là gì cùng những thông tin liên quan ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Quý khách nếu còn bất kỳ băn khoăn, hỗ trợ nào liên quan tới thủ tục hải quan, liên hệ tới DHD Logistics để được tư vấn sớm nhất!

 

Hotline: 0973996659

Fanpage: DHD Logistics

Website: https://dhdlogistics.com/

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu,Cầu Giấy, Hà Nội

791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.