Để chứng nhận sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có phù hợp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam và thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa của nhà nước, những điều này đều được thể hiện qua chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Vậy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì? Những quy định của hợp chuẩn hợp quy trong xuất nhập khẩu như thế nào?
Hợp chuẩn hợp quy là gì?
Hợp chuẩn hợp quy là việc hàng hóa phải tuân thủ theo các quy định kỹ thuật, liên quan đến sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ hay là quy trình sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia và chất lượng của sản phẩm được đánh giá.
Việc sản xuất sản phẩm hiện nay được kết hợp với nhiều nhà sản xuất với nhau do yếu tố của thị trường kinh tế mở và đảm bảo hàng hóa được phép nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam. Vì thế cần sự khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ của bên được ủy quyền để xác nhận để nâng cao chất lượng hàng hóa, tính cạnh tranh và thu hút người sử dụng.
Sản phẩm nào cần phải có chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Các sản phẩm cần có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường,… được đánh giá theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các tiêu chuẩn nước ngoài hoặc các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) , quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định.
Đối với các sản phẩm thuộc nhóm 2 có liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường thì cần phải có giấy chứng nhận hợp quy.
Để được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy thì các sản phẩm của doanh nghiệp cần trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp dựa hoạt động thử nghiệm, phân tích, đánh giá đối tượng sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng.
Tại sao doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp
Việc sở hữu có giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sẽ đem đến cho doanh nghiệp các lợi ích như sau:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát được quá trình sản xuất và duy trì chất lượng sản phẩm một cách ổn định.
- Là cơ sở phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Giúp doanh nghiệp có thể thay đổi, điều chỉnh phù hợp góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm và năng suất hoạt động.
- Tối ưu các chi phí sản xuất, hạn chế được những sai sót và các khoản chi phí phát sinh của lỗi hỏng trong quá trình sản xuất.
Quy định về hợp chuẩn hợp quy
Quy định về hợp chuẩn hợp quy hiện nay được quy định theo các căn cứ sau:
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 68/2006/QH11.
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Trong đó, việc đánh giá chất lượng sản phẩm được công nhận qua 2 loại chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam như sau:
Chứng nhận hợp chuẩn
Chứng nhận hợp chuẩn là sự xác nhận việc các mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp và đáp ứng được các tiêu chuẩn liên quan. Giấy chứng nhận hợp chuẩn tên tiếng anh: Certificate Standards. Tại Việt Nam, chứng nhận hợp chuẩn hay chính là chứng nhận tiêu chuẩn được ký hiệu là TCVN.
Bên cạnh đó, nguyên tắc của chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn là tự nguyện nhưng có trường hợp đó là sự yêu cầu bắt buộc của khách hàng. Việc đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương pháp đánh giá do tổ chức đánh giá chứng nhận hợp chuẩn quyết định, phù hợp với sản phẩm và quốc gia của khách hàng. Đảm bảo các kết quả phải được đánh giá phải có độ chính xác cao.
Chứng nhận hợp quy chuẩn kỹ thuật
Chứng nhận hợp quy chuẩn kỹ thuật là chứng nhận sản phẩm hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận này có tính bắt buộc đối với các sản phẩm. Phương thức đánh giá hợp quy được áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Giấy chứng nhận hợp quy tại Việt Nam được ký hiệu là QCVN.
Quy trình công bố hợp chuẩn hợp quy
Quy trình công bố hợp chuẩn hợp quy được thực hiện các bước như sau:
Quy trình công bố hợp chuẩn
Để hàng hóa được công nhận hợp chuẩn, thì cần thực hiện theo các quy trình sau:
Bước 1: Tiến hành đánh giá sự phù hợp và tuân thủ đối với các đối tượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với các tiêu chuẩn tương ứng.
Việc đánh giá này được thực hiện bởi một tổ chức có khả năng chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn hoặc là một tổ chức, cá nhân tuyên bố tuân thủ. Trường hợp kết quả ko được đánh giá phù hợp với yêu cầu của tổ chức quốc gia khách hàng thì tổ chức nước ngoài cần có văn bản đặc biệt để chấp thuận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Bước 2: Thực hiện đăng ký công bố hợp chuẩn hợp quy tại các cơ quan ban ngành được chỉ định của Bộ quản lý ngành tại tỉnh, thành phố. Thông thường sẽ là các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Quy trình công bố hợp quy
Để có được giấy chứng nhận công bố hợp quy, doanh nghiệp căn cứ vào đối tượng sản phẩm và thực hiện các bước theo quy trình như sau:
Đối với sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước:
Doanh nghiệp, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy kèm theo bản sao của Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận do cơ quan có chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.
Sau khi có thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy thì sản phẩm của doanh nghiệp cá nhân được phép lưu thông.
Đối với các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu:
Đối với hàng hóa nhập khẩu, cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Gồm các chứng từ sau:
- Hóa đơn thương mại (Invoice Commercial)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Hợp đồng (Sales Contract)
- Tờ khai nhập khẩu.
- Vận đơn (B/L).
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật,…
Doanh nghiệp cung cấp các thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, nhà sản xuất, số lượng,… để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa. Cam kết chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về chất lượng sản phẩm. Hàng hóa phải kèm theo bản sao Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận chỉ định.
Cơ quan chuyên ngành cung cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, nộp bản sao Thông báo cho hải quan để được thông quan hàng hóa.
Phương thức đánh giá sự phù hợp của hợp chuẩn hợp quy
Phương thức đánh giá sự phù hợp của hợp chuẩn hợp quy được dựa theo các quy định của quốc gia. Thông thường sẽ có 8 phương thức được áp dụng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa như sau:
- Phương thức 1: Kiểm tra loại hình của sản phẩm.
- Phương thức 2: Thông qua thử nghiệm các mẫu sản phẩm điển hình kết hợp với các đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua các mẫu thử trên thị trường.
- Phương thức 3: Thông qua thử nghiệm mẫu kết hợp với kết quả đánh giá trong quá trình sản xuất, thông qua việc lấy mẫu ở nơi sản xuất, kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất để giám sát.
- Phương thức 4: Thông qua thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quy trình sản xuất, bằng cách thử nghiệm các mẫu tại nơi sản xuất và trên thị trường và giám sát đánh giá quy trình sản xuất.
- Phương thức 5: Lấy mẫu thử để đánh giá quá trình sản xuất, giám sát quá trình sản xuất bằng cách lấy mẫu thử tại nơi sản xuất hay mẫu trên thị trường.
- Phương thức 6: Thông qua hệ thống quản lý đánh giá và giám sát.
- Phương thức 7: Thông qua kết quả thử nghiệm và đánh giá sản phẩm, hàng hóa.
- Phương thức 8: Thông qua kết quả thử nghiệm, kiểm định toàn bộ hàng hóa, sản phẩm.
Hiện nay, các phương thức được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là 1,5,7 được áp dụng cho cả sản phẩm sản xuất trong nước và các hàng hóa nhập khẩu.
Hy vọng rằng, DHD Logistics đã chia sẻ được những kiến thức về hợp chuẩn hợp quy trong xuất nhập khẩu cho quý khách. Hãy liên hệ ngay với DHD Logistics để được hỗ trợ xin giấy chứng nhận hợp chuẩn hợp quy nhanh chóng.
Hotline: 0973996659
Fanpage: DHD Logistics
Website: http://dhdlogistics.com/
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com