Air Freight là gì? Tìm hiểu các loại cước vận chuyển hàng không

Air Freight là gì? Đối với những hàng hóa vận chuyển đòi hỏi sự an toàn cao thì vận tải hàng không là phương án tối ưu. Vậy phương thức vận tải này có ưu, nhược điểm gì? Cách tính cước vận chuyển hàng không (Air Freight Rate) như thế nào? Tất tần tật sẽ được DHD Logistics bật mí chi tiết qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về Air Freight – Vận tải hàng không

Air Freight là gì?

Air Freight là cụm từ Tiếng Anh dùng để chỉ phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Đây là một trong những phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và ngày càng phát triển mạnh mẽ những năm gần đây.

Vận tải hàng hóa Air Freight
Vận tải hàng hóa đường hàng không Air Freight

Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm một vị trí độc nhất trong thương mại thế giới. Bởi trọng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không mặc dù chưa đến 1% nhưng lại chiếm tới 35% giá trị thương mại thế giới. Điều đó cũng phần nào cho thấy được tầm quan trọng của hàng hóa hàng không.

Ưu, nhược điểm của Air Freight

Ưu điểm

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không – Air Freight có một số ưu điểm nổi bật sau:

  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng: Bởi tuyến đường trong vận tải hàng không gần như là đường thẳng. Bên cạnh đó, tốc độ của vận tải hàng không rất cao: gấp 27 lần so với vận tải đường biển, 10 lần so với ô tô và 8 lần so với vận chuyển bằng tàu hoả.
  • An toàn và đều đặn: So với vận tải bằng đường bộ, đường biển thì tỉ lệ tai nạn khi vận chuyển bằng đường hàng không thấp hơn.
  • Cho phép vận chuyển các mặt hàng đặc biệt: Ví dụ như các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện tín, tài liệu, sách báo, hàng thời vụ, hàng khẩn cấp, hàng dễ hư hỏng…

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì vận tải hàng không có một số nhược điểm sau:

  • Giá cước cao: Thông thường, cước vận chuyển hàng không cao gấp vận tải đường biển 8 lần, gấp vận tải ô tô và vận tải đường sắt khoảng 2 – 4 lần.
  • Giới hạn sức chứa hàng hóa: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không sẽ bị giới hạn về khối lượng, kích thước để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Thủ tục và hải quan phức tạp: Để giữ an ninh và an toàn trong suốt chuyến bay, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cần trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về khối lượng, cách thức đóng gói,…

Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không phổ biến

Phương thức vận tải hàng không không phổ biến với tất cả các loại hàng hóa. Một số loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không phổ biến có thể kể tới như:

Airmail: Thư từ, bưu phẩm, đồ kỉ niệm…

Expres: Chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, các mặt hàng cứu trợ.

Airfreight: Gồm có các loại hàng hóa sau:

  • Hàng hóa có giá trị cao (có giá trị 1000 USD/kg trở lên)
  • Vàng, bạch kim
  • Tiền, séc, thẻ tín dụng
  • Đồ trang sức, đá quý, kim cương,…
  • Hàng dễ hư hỏng như hoa, quả tươi, hàng phục vụ ngày lễ,…
  • Hàng cứu trợ khẩn cấp
  • Động vật sống.

Air Freight Rate – Cước vận chuyển hàng không

Bên cạnh AirFreight là gì thì Air Freight Rate cũng là thuật ngữ được nhiều người quan tâm.

Air Freight Rate là gì?

Air Freight Rate hay còn được gọi là Air Cargo Rate là cụm từ dùng để chỉ cước vận chuyển hàng không.

Cước vận chuyển hàng không là mức phí phải trả cho công ty, dịch vụ vận tải hàng không khi vận chuyển một lô hàng từ sân bay khởi hành tới sân bay đích đến. giá cước vận chuyển hàng không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Hình thức, trọng lượng hàng hóa, khoảng cách vận chuyển,…

Cước vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Cước vận chuyển đường hàng không Air Freight Rate

Các loại cước vận chuyển hàng không phổ biến

Dưới đây là một số loại cước vận chuyển bằng đường hàng không phổ biến:

Cước hàng bách hoá (GCR- general cargo rate)

Là loại cước áp dụng cho hàng bách hoá thông thường vận chuyển giữa hai điểm. Khối lượng hàng hóa gửi càng tăng thì cước hàng bách hóa càng giảm.

Có 2 loại cước hàng bách hóa gồm:

  • Ðối với hàng bách hóa từ 45kg trở xuống: Áp dụng cước phí thông thường (GCR-N: normal general cargo rate)
  • Ðối với những lô hàng từ 45kg trở lên: Áp dụng cước phí hàng bách hoá theo số lượng (GCR-Q: quanlity general cargo rate).

Cước phí tối thiểu (M-minimum rate)

Là mức phí thấp nhất mà hãng hàng không chấp nhận khi vận chuyển 1 lô hàng. Cũng có thể hiểu đây là mức cước cố định của hãng vận chuyển. Thông thường, đa số các lô hàng có cước phí cao hơn cước phí tối thiểu.

Cước phí hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate)

Áp dụng cho hàng hoá đặc biệt trên những đường bay nhất định và thông thường cước phí này thấp hơn cước hàng bách hoá. Trọng lượng hàng hóa tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100kg. Tuy nhiên, một số nước áp dụng trọng lượng tối thiểu dưới 100 kg.

Cước phí hàng chậm (Late cargo rate)

Đối với những lô hàng không cần vận chuyển gấp và có thể chờ cho tới khi có chỗ xếp hàng trên máy bay thì sẽ được tính cước hàng chậm. Loại cước này thấp hơn so với cước hàng không thông thường.

Cước phí hàng gửi nhanh (Priority rate)

Cước hàng gửi nhanh hay còn được gọi là cước ưu tiên. Cước phí này áp dụng cho những lô hàng yêu cầu gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở. Vì thời gian vận chuyển nhanh chóng nên cước hàng gửi nhanh rất cao, thường bằng 130 – 140% cước hàng bách hoá thông thường.

Công thức tính cước vận chuyển hàng không

Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được tính theo công thức sau:

Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

Trong đó:

Đơn giá tính cước: Là số tiền cần phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước. Cụ thể:

  • Giá cước theo khối lượng của đơn hàng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng đơn vị vận chuyển. Và đơn vị vận chuyển sẽ công khai chi tiết bảng giá này. Trong bảng giá có quy định rõ về giá cước vận tải nội địa và giá cước vận tải quốc tế.
  • Tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa vận chuyển mà giá cước sẽ có sự khác nhau. Thông thường, các đơn vị vận chuyển sẽ chia khoảng tính giá cước như: Dưới 45kg, từ 45 – 100kg, từ 100 – dưới 250kg, từ 250 – dưới 500kg,…Khối lượng vận chuyển càng nhiều thì cước phí càng giảm.

Khối lượng tính cước: Là khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích của lô hàng vận chuyển. Cụ thể:

  • Khối lượng thực tế: Là cân nặng thực tế của lô hàng vận chuyển.
  • Khối lượng thể tích: Khối lượng này được quy đổi từ thể tích của lô hàng theo công thức chung do IATA (Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế) quy định. Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000

Lưu ý: Đối với các mặt hàng cồng kềnh thì khối lượng được quy đổi sang thể tích qua công thức:

Khối lượng = (Dài x Rộng x Cao)/6000

Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, bắt buộc cần phải lựa chọn một trong hai khối lượng này để tính giá cước vì:

  • Khối lượng hàng hóa mà máy bay chuyên chở được có giới hạn;
  • Đối với những loại hàng hóa nặng, cồng kềnh chiếm nhiều diện tích khi vận chuyển cần quy đổi từ thể tích sang khối lượng để xác định yếu tố tính cước dễ hơn.
  • Đối với các loại hàng hóa nhỏ, nhẹ, chiếm ít diện tích sẽ được tính cước theo khối lượng thực tế.

Trên đây là thông tin chi tiết về Air Freight là gì, các loại cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. DHD Logistics hy vọng qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Và đừng quên, truy cập DHD Logistics thường xuyên để cập nhật những kiến thức, kinh nghiệm xuất nhập khẩu mới nhất!

 

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.