Ocean Freight là một thuật ngữ đã quá quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có vài sự nhầm lẫn về thuật ngữ này. Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu rõ hơn về Ocean Freight và những điều liên quan cần biết nhé.
Ocean Freight là gì?
Theo tập quán quốc tế Ocean Freight được hiểu theo là phương thức vận chuyển đường biển. Khái niệm này được đưa ra nhằm để phân biệt được với phương thức vận chuyển đường hàng không (Air Freight). O/F được biết đến là một phương thức vận chuyển quan trọng trong việc mua bán giữa các quốc gia
Tuy nhiên Ocean Freight theo tập quán tại Việt Nam được hiểu như là một loại phụ phí của vận chuyển đường biển. Ocean Freight được viết tắt là O/F hay còn là Ocean Freight Surcharges, khái niệm này được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam.
Phụ phí này được tính thêm vào cước biển ở trong biểu giá của hãng tàu hoặc công hội. Phụ phí O/F được hãng tàu dùng để bù cho các khoản phí phát sinh của hãng. Bên cạnh đó, còn được thu để bù đắp cho doanh thu của hãng tàu giảm đi do những nguyên nhân khách quan như biến động giá nguyên liệu, chiến tranh, thiên tai, …
Phụ phí O/F không cố định, có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính sách của hãng tàu. Khi có sự thay đổi, hãng tàu sẽ thông báo về thông tin phụ phí mới đến khách hàng để khách hàng có thể nắm bắt trước khi áp dụng công khai.
Bên cạnh khoản phụ phí O/F, cần nắm bắt được các thông tin về các khoản phụ phí khác của hãng tàu áp dụng trên tuyến đường vận tải. Việc nắm được thông tin các khoản phụ phí giúp việc chi trả tổng chi phí thực thế chính xác nhất.
Ai là người trả Ocean Freight?
Người chịu trả phụ phí O/F cho mỗi lô hàng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trên hợp đồng ngoại thương giữa hai bên. Trong hợp đồng thương mại sẽ quy định rõ ràng các điều kiện giao hàng, căn cứ vào đó hãng tàu sẽ tiến hành thu cước của Shipper hay Consignee.
Nếu không có thêm các thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương, dựa vào các điều khoản giao hàng sẽ phân ra như sau:
Consignee trả phí: với các điều khoản giao hàng thuộc EXW, FCA, FAS, FOB
Shipper trả phí: tương ứng với các điều khoản giao hàng CIP, CPT, CFR, DDP, DAT, DDU
Tuy nhiên, thực tế có thể có thay đổi khác nhau tùy theo các thỏa thuận giữa các bên mua bán để phù hợp các nhu cầu.
Ví dụ như trên hợp đồng thương mại theo điều khoản FOB nhưng các bên mua bán lại thỏa thuận với nhau về người bán sẽ thay mặt người mua trả các khoản phụ phí đường biển. Như thế các khoản phí sẽ là trả trước (Prepaid) tại cảng xếp thay vì trả sau (Collect) tại cảng dỡ.
Các loại phụ phí Ocean Freight tương tự trong vận tải đường biển
Trong các hoạt động vận tải đường biển, ngoài phụ phí O/F sẽ có những phụ phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển. Cụ thể như:
1, Bunker Adjustment Factor – BAF: phụ phí biến động giá nhiên liệu
Phụ phí này được thu từ các hãng tàu cho mục đích bù đắp phát sinh những chênh lệch về giá nhiên liệu. Nếu trong quá trình vận chuyển, có sự thay đổi về giá nhiên liệu thì hãng tàu sẽ thông báo cho chủ hàng để được nắm bắt và thực hiện thu phụ phí này.
2, Currency Adjustment Factor – CAF: phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
Do sự phát sinh về biến động tỷ giá ngoại tệ nên hãng tàu sẽ thu phụ phí này để bù đắp cho những chi phí phát sinh.
3, Container Imbalance Charge – CIC: phụ phí mất cân bằng container rỗng
CIC được sinh ra nhằm với mục đích bù đắp chi phí vận chuyển các container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu container rỗng để thuận tiện cho việc đóng hàng. Phí này thường được hãng tàu thu để cân bằng lại container rỗng tại các cảng đóng hàng.
4, Change of Destination – COD: phụ phí thay đổi nơi đến
Nếu có nhu cầu thay đổi cảng đích của lô hàng thì hãng tàu sẽ thu phụ phí COD từ chủ hàng. Phụ phí COD có mục đích bù đắp các chi phí phát sinh theo yêu cầu thay đổi cảng đích của chủ hàng ví dụ như phí xếp dỡ, phí lưu container, phí đảo chuyển, …
5, Port Congestion Surcharge – PCS: phụ phí kẹt cảng/ tắc nghẽn tại cảng
Phụ phí được thu khi cảng tàu gặp tình trạng ùn tắc, làm cho tiến trình vận chuyển của các hãng tàu bị gián đoạn. Khi tàu rời cảng muộn so với dự kiến có thể phát sinh thêm những chi phí liên quan nên hãng tàu sẽ phụ thu PCS.
6, Peak Season Surcharge – PSS: phụ phí mùa cao điểm
Từ tháng 8 – tháng 12 là thời gian cao điểm của các hoạt động mua bán của các quốc gia. Khi đó, các hãng tàu sẽ thu phụ phí PSS do nhu cầu của mọi người để vận chuyển hàng hóa chuẩn bị cho các dịp lễ cuối năm tại Mỹ và Châu u nên các hãng tàu phải tăng cường nhằm đáp ứng cho các hoạt động này.
7, Terminal Handling Charge – THC: phụ phí xếp dỡ hàng tại cảng
Phụ phí này với mục đích bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng tàu, phí THC được thu trên mỗi container cho các hoạt động như: bốc dỡ hàng hóa, tập kết container từ bãi ra cầu tàu,…
Các phụ phí trên cảng tàu sẽ thu từ hãng tàu vì thế các hãng tàu sẽ thu lại từ các chủ hàng. Chủ hàng có thể là người bán hoặc người mua tùy theo các điều khoản về thanh toán được ký kết trên hợp đồng ngoại thương.
Các loại phí O/F sẽ có những sự khác nhau theo từng các tuyến vận chuyển khác nhau, theo từng thời kỳ và các loại hàng hóa. Vì thế, cần kiểm tra thật cẩn trọng với hãng tàu về những vấn đề trên để nắm được phải đóng thêm những khoản phụ phí nào khi thanh toán.
Bài viết trên, DHD Logistics đã cung cấp những thông tin về Ocean Freight và các thông tin liên quan về loại phụ phí này. Hy vọng, những thông tin trên mang lại sự thiết thực cho quý khách hàng. Nếu có những thắc mắc hay cần hỗ trợ thông tin về các khoản phụ thu O/F thì hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ đem đến những thông tin chính xác và những dịch vụ tốt nhất cho lô hàng của quý khách.
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.