FOB là gì? Các vấn đề liên quan đến FOB trong xuất nhập khẩu

FOB là gì? Hay giá FOB là gì? Đây đều là những thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Khi hiểu và nắm rõ được bản chất của FOB sẽ giúp cho các đơn vị doanh nghiệp lựa chọn được hình thức giao hàng phù hợp. Cùng tìm hiểu về FOB trong bài viết ngay sau đây nhé!

FOB là gì?

FOB là gì? Điều kiện FOB là gì? FOB là một trong những điều khoản giao hàng rất quan trọng và được quy định trong incoterm. Điều khoản FOB còn có tên gọi đầy đủ là Free On Board. Điều khoản này sẽ quy định người bán phải hoàn thành đúng trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng hóa đó đã được xếp lên boong tàu ở cảng xếp. Sau khi hàng đã được đưa lên tàu thì trách nhiệm lúc này sẽ được chuyển giao cho người mua

Lan can tàu sẽ được coi là ranh rới để chuyển giao sự rủi ro trong điều kiện FOB. Trong quá trình hàng được vận chuyển từ nước này sang các nước khác sẽ phải trải qua một quãng thời gian dài lênh đênh trên biển. Các rủi ro gặp phải như sóng thần hoặc cướp biển có thể sẽ làm cản trở rất nhiều đến quá trình vận chuyển hoặc có thể làm mất trắng hàng hóa.

Theo điều kiện FOB thì phía bên người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm này. Vì vậy người mua phải thực hiện mua bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển. Qua đó hy vọng bạn đã hiểu được fob price là gì, vậy giá FOB sẽ gồm các chi phí nào?

Xem thêm bài viết khác:

LC và hợp đồng ngoại thương có mối quan hệ như thế nào?

Khi nào thì nên mua CIF và một số lưu ý khi sử dụng CIF nghĩa là gì?

fob là gì
Fob là gì? Báo giá FOB là gì?

Giá FOB bao gồm những gì?

Vậy FOB là giá gì hay giá FOB là giá gì? Giá FOB chính là giá tại các cửa khẩu bên nước của người bán. Giá FOB đã bao gồm tất cả toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng hoá đó ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế để làm thủ tục xuất khẩu. Lưu ý rằng, giá FOB sẽ không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, cũng không hề bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển.

Cách để tính giá FOB trong xuất nhập khẩu là gì?

Qua các thông tin ở trên hy vọng bạn đã biết được FOB là gì trong xuất nhập khẩu. Như đã trình bày ở trên giá FOB là giá ở cửa khẩu tại nước xuất khẩu.

Cách tính giá FOB cụ thể sẽ tính như sau: Giá FOB = Giá hàng hóa hoặc thành phẩm + phí nâng hạ container + các khoản phí kéo container nội địa + các khoản phí mở tờ khai hải quan + phí xin giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu như có yêu cầu) + khoản phí kẹp trì + khoản phí hun trùng kiểm dịch.

Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong vận chuyển FOB là gì?

Trách nhiệm của người mua và người bán trong thanh toán FOB là gì, cụ thể sẽ như bên dưới đây:

Nghĩa vụ thanh toán

Người bán hàng sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng và cần cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc những loại chứng từ điện tử có giá trị tương đương. Đồng thời người bán cũng cần phải cung cấp thêm vận đơn đường biển để làm các chứng cứ giao hàng.

Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán bộ khoản chi phí tiền hàng cho phía người bán đúng như những gì đã cam kết trong hợp đồng giữa 2 bên.

Các thủ tục và những giấy phép cần thiết

Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều khoản FOB là gì? Người bán sẽ có trách nhiệm phải làm thủ tục xuất khẩu một cách rõ ràng và chủ động. Đồng thời cần cung cấp giấy phép xuất khẩu để cho lô hàng đạt đủ yêu cầu khi xuất khẩu.

Người mua sẽ có trách nhiệm phải hoàn tất các thủ tục liên quan đến hải quan theo như pháp luật quy định nhằm đảm bảo được rằng lô hàng có đầy đủ yêu cầu nhập khẩu vào các quốc gia người mua.

Bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển

Người bán sẽ phải chịu các chi phí cũng như những rủi ro khi vận chuyển lô hàng từ kho nội địa cho đến cảng xếp. Các rủi ro này sẽ được kết thúc và chuyển giao cho phía người mua ngay sau khi hàng xếp lên tàu.

Người mua sẽ phải có trách nhiệm thanh toán các phí vận chuyển lô hàng hoá từ cảng đi cho đến cảng cuối theo quy định. Đó có thể là cảng dỡ hàng hoá hoặc kho nội địa, tuỳ theo sự thoả thuận của cả 2 bên. Đồng thời người mua không bị bắt buộc phải mua bảo hiểm.

Giao hàng

Lô hàng sẽ được phía người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Lúc đó người bán hàng sẽ phải chịu các trách nhiệm trả phí cho việc đưa lô hàng đó lên tàu.

Đối với người mua, họ sẽ nhận được hàng hóa thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi hàng đã được bốc tại cảng đến.

Chuyển giao rủi ro

Toàn bộ các chi phí được chuyển giao từ phía người bán sang người bên người mua ngay sau khi hàng đã được đưa lên boong tàu.

Người mua sẽ nhận lại rủi ro khi hàng hóa được đưa qua lan can của tàu. Rủi ro này sẽ bao gồm cả những việc mất mát trong quá trình vận chuyển hàng.

Cước phí

Người bán sẽ phải chịu chi phí cho đến khi hàng hoá đã được đặt lên boong tàu. Chi phí đó đã gồm cả phí khai hải quan, thuế,…Người mua sẽ phải chi trả các loại cước vận chuyển cho lô hàng được tính từ lúc hàng hóa đặt lên boong tàu.

Thông tin người mua

Người bán sẽ phải có trách nhiệm thông báo hàng hóa đã được vận chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn. Người mua khi đó sẽ có trách nhiệm thông báo hàng đã được chất lên trên tàu và cần cung cấp thông tin về tên tàu cũng như tên của cảng chỉ định.

Bằng chứng giao hàng

Phía bên người bán sẽ có trách nhiệm cung cấp cho bên người mua các chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra đến cảng để dùng làm bằng chứng giao hàng.

Còn người mua sẽ phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng hoá cho người bán, vận đơn sẽ là bằng chứng phổ biến nhất.

Khâu kiểm tra, đóng gói

Người bán sẽ phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ khoản phí cho việc kiểm tra cũng như cho việc quản lý chất lượng của lô hàng. Bên cạnh đó, người bán cũng cần phải thông báo cho người mua nếu như hàng hóa được đóng gói đặc biệt.

Người mua hàng sẽ phải chịu mọi chi phí phát sinh trong các trường hợp lô hàng bị hải quan của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra.

trách nhiệm các bên trong FOB
Trách nhiệm bên mua và bên bán có liên kết chặt chẽ trong hợp đồng FOB

Một số trách nhiệm khác trong xuất khẩu FOB là gì?

Phía bên người bán sẽ phải hỗ trợ cung cấp đầy đủ những thông tin và các chứng từ cần có để đảm bảo được việc vận chuyển và giao hàng tới đúng điểm đích thành công.

Người mua hàng sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ số chi phí phát sinh để lấy được các chứng từ liên quan cần thiết.

Bạn có thể quan tâm:
Làm thế nào để quản lý PO hiệu quả và hợp lý nhất?

Ops là gì? Công việc của một OPS

Phân biệt giống và khác giữa FOB và CIF

Vậy sự giống và khác nhau giữa CIF FOB là gì? Cùng tìm hiểu điều này qua thông tin dưới đây nhé!

Giống nhau

+ FOB và CIF đều là những điều khoản sử dụng trong Incoterms.

+ Cảng xếp hàng chính là điểm được chuyển giao rủi ro giữa 2 bên mua và bán hàng.

+ Người bán hàng sẽ làm thủ tục hải quan, trong khi đó người mua sẽ làm thủ tục nhập khẩu.

Khác nhau

+ FOB sẽ được khai báo cùng tên cảng xếp hàng trong khi đó CIF sẽ được khai báo cùng cảng đích.

+ FOB giao hàng lên tàu, còn CIF quy định về tiền hành mức cươc phí và bảo hiểm.

+ FOB quy định bên người bán không có nghĩa vụ phải book tàu, mà người mua sẽ phải book tàu. CIF quy định người bán sẽ phải tìm đơn vị vận chuyển.

+ Điểm chuyển giao chi phí của FOB sẽ là cảng xếp còn của CIF là cảng dỡ.

Trên đây là những thông tin về FOB là gì và tầm quan trọng của nó trong các hoạt động giao thương quốc tế. Qua đó hy vọng bạn đọc đã hiểu được trách nhiệm của từng bên khi lựa chọn FOB.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: Fb.com/dhdlogistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: https://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh