Quy định đóng gói hàng hóa vận chuyển

Nên đóng gói sản phẩm hàng hóa như thế nào để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt vận chuyển hàng quốc tế, khoảng cách vận chuyển xa qua, dưới đây là những quy định về đóng gói hàng hóa.

Quy định chung về đóng gói hàng hóa

Để tối ưu không gian cũng như tiết kiệm chi phí vận chuyển thì khách hàng cần đáp ứng đúng quy định sau đây:

  • Chọn vật liệu đóng gói phù hợp: lựa chọn thùng carton hoặc túi inlong, đóng thùng gỗ. Đồng thời bên trong sẽ sử dụng túi khí, bọt khí, mút xốp chèn chặt vào các vị trí trống, tránh tình trạng xê dịch hàng bên trong.
  • Đảm bảo hàng hóa bên trong không bị rơi ra ngoài, cần sử dụng băng keo dán chặt.
  • Những mặt hàng dễ bị bẩn, bị xước nên bọc thêm 1 lớp nilong dán kín trước khi đóng gói.
  • Hàng hóa chất lỏng cần bọc kỹ dán chặt các vị trí nắp, tránh tràn ra ngoài ảnh hưởng đến hàng hóa khác.
  • Những loại hàng đặc biệt, hàng cồng kềnh nhưng có nhiều vị trí sắc nhọn thì bọc kỹ tránh làm ảnh hưởng đến người bê hàng, hoặc chính mặt hàng đó bị hư hỏng.
  • Với hàng dễ vỡ có thể dán thêm nhãn “Hàng dễ vỡ” bên ngoài bao bì, để vận chuyển nhẹ tay hơn.
  • Các loại tài liệu, chứng từ thì cần bọc trong các túi chuyên dựng tài liệu, đóng vào thùng carton.
Dán nhãn hàng hóa cảnh báo về hàng hóa
Dán nhãn hàng hóa cảnh báo về hàng hóa

Quy trình đóng gói hàng hóa vận chuyển

Tùy theo từng loại hàng mà quy trình đóng gói hàng hóa sẽ có sự khác nhau. Để tránh phát sinh sự cố không mong muốn trong quá trình vận chuyển, quý khách hãy ghi nhớ hướng dẫn dưới đây:

1. Quy trình đóng gói hàng điện tử

Các thiết bị điện tử thường thường có kích thước khác nhau như điện thoại di động, laptop, tivi, màn hình máy tính, máy quay phim, máy ảnh,… Hàng điện tử rất dễ vỡ và hư hỏng, tuyệt đối tránh nước, như vậy quy trình đóng gói sẽ như sau:

– Hàng điện tử kích thước nhỏ (điện thoại di động, laptop, máy ảnh,…)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu gói hàng gồm túi khí, mút xốp, bao nilon, băng keo, thùng carton.

Bước 2: Gói sản phẩm bằng bao nilon và gia cố băng keo. Sau đấy sử dụng túi khí gói bên ngoài sản phẩm.

Bước 3: Đặt sản phẩm vào thùng carton và bọc xốp quanh để giảm thiểu va chạm. Sau khi chèn mút xốp xong, bắt đầu dán thùng carton lại kín và chắc chắn.

Bước 4: Dán phiếu giao nhận hàng và tem “Hàng dễ vỡ” (Fragile) là xong.

– Hàng điện tử kích thước lớn (tivi, màn hình máy tính,…)

Bước 1: Chuẩn bị phần lớn vật dụng gói hàng như mút xốp, bọc nilong, thùng carton, túi khí, băng keo.

Bước 2: Dùng nilong quấn quanh sản phẩm, bọc thêm túi khí bên ngoài nếu cần.

Bước 3: Sau đó bọc xốp tiếp giáp với 2 mặt sản phẩm và gia cố băng keo.

Bước 4: Dán tem chú thích ‘Hàng dễ vỡ (Fragile)’ và phiếu giao nhận lên gói hàng.

2. Đóng gói tài liệu, thư từ

Đối với các loại hàng hóa như tài liệu, sách báo, catalog,… dễ bị bẩn, ẩm ướt do tác động môi trường, nên đóng gói như sau:

Bước 1: Chuẩn bị sẵn các dụng cụ như bao bao nilon, túi đựng tài liệu, băng keo, thùng carton.

Bước 2: Gói sản phẩm vào bao nilon và đựng vào túi tài liệu, sau đó cho vào thùng carton.

Bước 3: Đặt túi tài liệu vào thùng Carton để làm sao tránh bị gấp nếp hoặc cong,…

Bước 4: Dùng băng keo dán chặt các mép thùng và dán phiếu giao nhận hàng.

3. Quy trình đóng gói hàng dễ vỡ

Đây là loại hàng được làm từ chất liệu đặc biệt (sành sứ, thủy tinh, gương kính,…), có mức độ rủi ro và nguy cơ hư hỏng cao nếu vận chuyển không cẩn thận. Do đó, đối với hàng dễ vỡ, DHD Logistics khuyến nghị người bán đóng gói như sau:

Bước 1: Chuẩn bị sẵn dụng cụ hỗ trợ để bọc hàng dễ vỡ như xốp khí, băng keo, mút mềm, thùng carton.

Bước 2: Bọc kín toàn bộ sản phẩm bằng lớp bóng khí từ 2 – 4 lớp, và dùng băng keo để gia cố chắc chắn.

Bước 3: Đặt sản phẩm vào thùng carton và chèn thêm mút mềm hoặc vật liệu khác như tấm bọt khí, mút xốp, hạt xốp để lấp các khoảng trống và cố định sản phẩm không bị xê dịch. Tiếp tục dùng băng keo gia cố dán xung quanh thùng carton.

Bước 4: Có thể bọc thêm 2 lớp túi khí chống xốc, sau đó dán nhãn “Hàng dễ vỡ “(Fragile) và phiếu giao nhận lên kiện hàng.

3. Quy trình đóng gói hàng chất lỏng

Đây là mặt hàng dễ bị đổ, tràn chất lỏng ra bên ngoài vì thế trong quy trình đóng gói hàng chất lỏng yêu cầu cao hơn. Cụ thể cần phải thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Đặt sản phẩm thẳng đứng và bịp kín các miệng nắp chai, lọ, thùng.

Bước 2: Bọc kín sản phẩm bằng túi nilong và túi chống xốc, bao quanh xốp khí hoặc vật liệu chống va đập và chống thấm nước.

Bước 3: Cho sản phẩm vào thùng Carton hoặc thùng xốp, ưu tiên đặt thẳng đứng. Dùng mút xốp hoặc tấm bọt khí chèn sao cho không còn khoảng trống để hàng hóa không bị xê dịch.

Bước 4: Dán băng keo gia cố thùng hàng chắc chắn và dán tem cảnh báo “Hàng dễ vỡ” (Fragile) lên mặt ngoài kiện hàng.

Chi phí đóng hàng thùng carton

Thực tế chúng tôi cung cấp rất nhiều dịch vụ logistics các nước, với những khách hàng lẻ sẽ được hỗ trợ miễn phí túi chống xốc, bọt khí, thùng carton.

Như vậy để hỗ trợ khách hàng thì DHD Logistics chỉ tính phí nguyên liệu theo giá thị trường. Tức là khách hàng cần đóng gói với số lượng lớn thì DHD Logistics miễn phí công, còn chi phí nguyên liệu khách hàng phải thanh toán.

Với những mặt hàng dễ vỡ, móp méo như đồ nhựa, đồ thủy tinh, đồ gốm sứ, main điện tử, bo mạch,.. sẽ được chống xốc tuyệt đối. Những mặt hàng này sẽ được DHD Logistics bọc kỹ hơn, khách hàng hoàn toàn yên tâm.

quy định đóng gói hàng hóa
Quy định đóng gói hàng hóa đảm bảo an toàn

Chi phí đóng kiện hàng bằng gỗ

Đóng hàng bằng gỗ là hình thức đóng khung bao quanh kiện hàng hoặc đóng thùng gỗ. Với những loại hàng hóa cồng kềnh, hàng dễ bị hư hỏng, hoặc khó bốc xếp thì có thể lựa chọn đóng khung hoặc thùng gỗ.

Có 2 hình thức đóng gỗ: Đóng gỗ chung và đóng gỗ riêng:

  • Đóng gỗ chung tức là ghép hay gom chung nhiều kiện hàng nhỏ của nhiều khách vào chung 1 kiện lớn. Sau khi đến kho đích thì tháo bỏ ra để trả hàng cho từng khách hàng.
  • Đóng gỗ riêng: Mỗi một kiện hàng của khách sẽ được đóng gỗ đảm bảo an toàn, không chung với người khác.
  • Khi đóng gỗ thì chi phí vận chuyển sẽ tăng lên, vì kích thước kiện hàng tăng lên. Khách hàng cần chú ý để làm sao tối ưu được thể tích kiện hàng là tốt nhất.
Bảng chi phí đóng gỗ
Bảng chi phí đóng gỗ

Giá cước vận chuyển của 1 kiện có kích thước dài rộng cao lần lượt là: 100*50*80 cm. Thì với giá vận chuyển hàng là 10.000đ/Kg thì chi phí vận chuyển hàng lúc này:

Tổng chi phí vận chuyển = (100*50*80)/5000.10.000 + 300.000 = 1.100.000đ.

Lưu ý: Thời gian để đóng gỗ cho kiện hàng thường từ 1-2 ngày mới có thể hoàn thành.

Trên đây là toàn bộ quy định đóng hàng của DHD logistics, nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên hệ ngay để được tư vấn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ với chi phí tốt nhất, vận chuyển hàng nhanh nhất.

 

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.