Câu cá là bộ môn thể thao hiện nay đang ngày càng phổ biến, vì thế nhu cầu mua sắm dụng cụ cho môn thể thao này rất cần thiết. Bộ dụng cụ cần câu cá có một số được sản xuất trong nước, một số thì được nhập khẩu. Vậy thủ tục nhập khẩu dụng cụ cần câu cá có những bước thực hiện như thế nào? Những chính sách nào liên quan đến thủ tục nhập khẩu mặt hàng này?
DHD Logistics sẽ cung cấp những thông tin cho quý khách qua bài viết này nhé!
Chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu dụng cụ cần câu cá
Các chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu dụng cụ cần câu cá được quy định và thực hiện theo các văn bản pháp luật sau:
- Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 về bảng mã số HS đối với danh mục sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 về danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Công văn số 1173/TCHQ-GSQL ngày 06/03/2018 về kiểm tra chất lượng với mặt hàng bộ dụng cụ cần câu cá.
- Thông tứ số 30/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 về luật hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 về quy định Luật quản lý ngoại thương.
- Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 về quy định nhãn dán hàng hóa.
Căn cứ theo quy định của các văn bản trên, dụng cụ cần câu cá không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên các sản phẩm trước khi nhập khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Sản phẩm khi nhập khẩu phải có đầy đủ nhãn mác sản phẩm: tên sản phẩm, các thông số kỹ thuật, nơi xuất xứ,…
- Sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định đưa ra.
- Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra.
- Chọn những đối tác uy tín để được cung cấp những sản phẩm chất lượng và chứng từ hợp lệ để việc nhập khẩu thuận tiện nhất.
Biểu thuế và mã HS code của bộ dụng cụ cần câu cá
Căn cứ theo Biểu thuế XNK 2024, dụng cụ cần câu cá được nằm ở chương 95, phân nhóm 9507. Cụ thể như sau:
- 95071000: là các sản phẩm cần câu cá, bộ cần câu cá (gồm cả cần và bộ cuộn dây câu).
- 95072000: các sản phẩm là lưỡi câu, có hoặc không có dây cước đi kèm.
- 95073000: các sản phẩm là bộ cuộn dây câu không đi kèm dây cước.
- 95079000: các sản phẩm khác như mồi giả, các linh kiện đi kèm với bộ dụng cụ câu cá,…
Cũng căn cứ theo Biểu thuế XNK 2024, các mức thuế nhập khẩu đối với dụng cụ cần câu cá như:
- Thuế nhập khẩu thông thường được áp dụng là 7.5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng là 5%.
- Thuế VAT được áp dụng là 10%.
Ngoài ra, các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu có Giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định, như sau:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CO form D – các nước khu vực ASEAN là 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CO form E – giữa ASEAN và Trung Quốc là 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CO form AJ – giữa ASEAN và Nhật Bản là 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CO form AK – giữa ASEAN và Hàn Quốc là 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo CO form JV – giữa Việt Nam và Nhật Bản là 0%
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu dụng cụ câu cá
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu dụng cụ câu cá gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục nhập khẩu dụng cụ cần câu cá
Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/ TT-BTC quy định hồ sơ nhập khẩu gồm các chứng từ như sau:
- Các chứng từ liên quan đến thông tin hàng hóa: Sale contract, Invoice, Packing List, Bill of Lading,…
- Các chứng từ hải quan và thuế: Tờ khai nhập khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ,…
- Các chứng từ liên quan khác.
Bước 2: Khai báo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
Khai báo thông tin về hàng hóa thông qua hệ thống khai báo hải quan điện tử VNACCS. Trên tờ khai sẽ hiển thị các thông tin cơ bản của lô hàng như thông tin người xuất khẩu, người nhập khẩu, phương thức vận chuyển, tên hàng, mã HS code,…
Sau khi kiểm tra thông tin về giữa tờ khai với chứng từ, nếu không có sai sót thì truyền trực tiếp lên hệ thống. Sau khi truyền chính thức tờ khai, lấy phân luồng:
- Luồng xanh: tờ khai được thông quan tại thời điểm đó.
- Luồng vàng: đính kèm chứng từ, sai khi hải quan kiểm tra, chứng từ hợp lệ sẽ cho thông quan.
- Luồng đỏ: tương tự luồng vàng, nhưng có kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Thanh lý tờ khai tại cửa khẩu
Sau khi có tờ khai, mang bộ chứng từ cùng với tờ khai đến hải quan cửa khẩu để làm thủ tục thông quan. Sau khi kiểm tra hàng hóa không có vấn đề phát sinh thì lô hàng sẽ được thông quan.
Sau khi tờ khai được thông quan, tiến hành đóng thuế theo quy định để được phép mang hàng về .
DHD Logistics – Dịch vụ nhập khẩu ủy thác nhập khẩu cần câu cá
DHD Logistics tự hào với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, luôn đem lại cho khách hàng đa dạng dịch vụ cùng với chất lượng cao. DHD Logistics cam kết luôn đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất và uy tín nhất.
Giá rẻ nhất – Chất lượng nhất là phương châm mà DHD Logistics đem lại cho khách hàng. Giúp khách hàng có thể cân bằng cung cầu, giải quyết được bài toán kinh tế.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, luôn am hiểu các điều luật hải quan và thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Giúp hàng hóa của khách hàng được thông quan nhanh chóng và tránh được những chi phí phát sinh xảy ra trong khi quá trình được thực hiện.
DHD Logistics đã cung cấp cho khách hàng những thông tin về chính sách và quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu dụng cụ cần câu cá. Hãy liên hệ ngay với DHD Logistics chúng tôi để được đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thủ tục nhập khẩu các mặt hàng hóa khác.
Hotline: 0973996659
Fanpage: DHD Logistics
Website: http://dhdlogistics.com/
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.