Danh sách bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất

Khi làm tờ khai hải quan, mã loại hình xuất nhập khẩu là một nội dung quan trọng. Doanh nghiệp cần nắm rõ các mã loại hình xuất nhập khẩu để tránh trường hợp nhầm lẫn và không phải mất công phải sửa hay phải làm mới lại tờ khai. Dưới đây là chi tiết về danh sách mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất 2023 mà DHD Logistics muốn chia sẻ tới bạn đọc!

Một số thay đổi trong bảng mã loại hình xuất nhập khẩu

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu 2023 và hướng dẫn sử dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021 và thay thế công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 về mã loại hình xuất nhập khẩu trên hệ thống VNACCS.

Mã các loại hình xuất nhập khẩu
Mã các loại hình Xuất Nhập khẩu

Danh sách mã loại hình xuất nhập khẩu có một số thay đổi mới như sau:

  • Thứ nhất, loại hình xuất khẩu gồm có 16 mã loại hình và loại hình nhập khẩu bao gồm 24 mã loại hình.
  • Thứ 2, đối với bảng mã loại hình xuất khẩu có sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã loại hình B11, B12, B13, E52, E62, E82, G23, G61, C22 và H21.
  • Thứ 3, đối với bảng mã loại hình nhập khẩu bổ sung thêm mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế) và bổ sung mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế). Đồng thời có sửa đổi nội dung về hướng dẫn sử dụng của các mã loại hình nhập khẩu A11, A12, A31, A41, A42, E13, E15, E21, E41, G12, G13, G14, G51, C11, C21 và H11.

Bảng mã các loại hình Xuất khẩu

bảng mã cho các loại hình xuất khẩu
Bảng mã cho các loại hình xuất khẩu

B11 – Xuất kinh doanh

Doanh nghiệp áp dụng mã loại hình xuất khẩu B11 trong trường hợp:

  • Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài/xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài căn cứ theo hợp đồng mua bán;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong đó gồm có doanh nghiệp chế xuất có nguồn kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.

B12 – Xuất sau khi đã tạm xuất

Nếu hàng hóa xuất khẩu ở 2 trường hợp sau sẽ được áp dụng mã loại hình B12 – Xuất sau khi đã tạm xuất:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp đã thực hiện tạm xuất hàng hóa tuy nhiên không tái nhập trở lại. Mà thay vào đó doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng là để bán, tặng hoặc dùng với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.
  • Thứ 2, Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp không tái nhập trở lại. Mà thay vào đó, doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa là để bán, biếu, tặng hay tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.

E42 – Xuất khẩu sản phẩm của DNCX (Doanh nghiệp chế xuất)

Áp dụng mã loại hình trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất ra nước ngoài và xuất khẩu vào nội địa.

C12 – Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài

Mã loại hình C12 áp dụng trong trường hợp”

  • Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài hoặc được đưa vào các khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa được đưa từ kho ngoại quan này qua kho ngoại quan khác.

C22 – Hàng đưa ra khu phi thuế quan

Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất và kho ngoại quan) ra nước ngoài hoặc vào thị trường nội địa thì doanh nghiệp áp dụng mã loại hình xuất khẩu này

Chi tiết về bảng mã loại hình xuất khẩu bạn đọc có thể tham khảo và tải TẠI ĐÂY

Bảng mã các loại hình Nhập khẩu

bảng mã loại hình nhập khẩu
Bảng mã các loại hình Nhập khẩu

A11 – Nhập kinh doanh tiêu dùng

Áp dụng mã loại hình nhập khẩu A11 trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu

hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, gồm có:

  • Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài;
  • Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất;
  • Nhập khẩu tại chỗ.

A12 – Nhập kinh doanh sản xuất

Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (trong đó bao gồm hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):

  • Nhập khẩu từ nước ngoài;
  • Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất;
  • Nhập khẩu tại chỗ (trừ gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);
  • Nhập khẩu hàng hóa dưới hình thức thuê mua tài chính.

E41 – Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài

Sử dụng mã loại hình nhập khẩu này khi doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất) nhập lại sản phẩm sau khi gia công ở nước ngoài hoặc thuê doanh nghiệp chế xuất gia công.

G11 – Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Doanh nghiệp áp dụng mã loại hình nhập khẩu này trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Chi tiết về bảng mã loại hình xuất nhập khẩu bạn đọc có thể tải TẠI ĐÂY

Trên đây là bảng mã loại hình xuất nhập khẩu 2023 giúp các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và lựa chọn cho phù hợp khi khai báo hải quan. Trong quá trình làm tờ khai hải quan, nếu có bất kỳ vướng mắc nào, đừng quên liên hệ tới DHD Logistics để được giải đáp chi tiết nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, dịch vụ khai báo hải quan của DHD Logistics chắc chắn sẽ làm doanh nghiệp hài lòng!

 

Hotline: 0973996659

Fanpage: DHD Logistics

Website: http://dhdlogistics.com/

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.