Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam. Và đây cũng là thị trường lớn thứ 2 trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc như thế nào? Thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc gồm những gì? Cùng DHD Logistics theo dõi thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua bài viết dưới đây!
Các loại nông sản Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Hiện nay, 14 loại nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc gồm có: Thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, vải, măng cụt thạch đen, chanh dây, sầu riêng, khoai lang và yến sào.
Điều kiện nông sản được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc
Nông sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc phải nằm trong danh mục hàng hóa được Trung Quốc cho phép nhập khẩu. Theo đó, với từng loại nông sản, Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch trực thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ rủi ro về vệ sinh dịch tễ. Dựa vào kết quả mới quyết định cho phép nhập khẩu vào Trung Quốc.
Danh mục nông sản được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố rộng rãi và cập nhật tại website http://www.customs.gov.cn/.
Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, kiểm dịch thực vật, bao bì, nhãn mác. Cụ thể, nhà xuất khẩu có thể tham khảo các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sau:
Tiêu chuẩn về chất lượng
Nông sản xuất khẩu cần phải đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng sản phẩm theo đúng quy định tại các Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm của Trung Quốc được ban hành ngày 03/09/2021.
Quy định về kiểm dịch thực vật
Thực vật và các sản phẩm từ thực vật nhập khẩu vào Trung Quốc cần phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; đảm bảo đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm theo luật pháp Trung Quốc.
Lưu ý: Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục được Trung Quốc cho phép hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất độc hại vượt tiêu chuẩn về an toàn và y tế của Trung Quốc thì lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu và tiêu hủy.
Quy định về mã số vùng trồng
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần phải thực hiện đúng các yêu cầu về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được phía Trung Quốc cấp phép. Chỉ những những sản phẩm từ vùng trồng/sản xuất hoặc cơ sở đóng gói đã được Trung Quốc phê chuẩn thì mới được phép nhập khẩu vào thị trường này.
Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không thực hiện đúng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói theo quy định hoặc mạo danh mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thể sẽ tạm dừng tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp sẽ rất khó để có thể khôi phục lại tư cách này.
Tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác
Quy trình đóng gói bao bì, dán nhãn đối với nông sản xuất khẩu cần phải tuân theo yêu cầu của luật pháp và quy định hành chính của Trung Quốc, an toàn thực phẩm quốc gia. Cụ thể, nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc cần phải tuân thủ các quy định về đóng gói, bao bì và nhãn mác như sau:
- Về đóng gói: Thông tin trên bao bì (thùng, kiện) phải dùng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Bao bì phải ghi rõ các thông tin cơ bản gồm: Tên nông sản, nơi sản xuất, nơi trồng, nơi đóng gói hoặc số mã hiệu/mã code, dán sẵn tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Tất cả các bao bì phải được ghi chữ “Để xuất khẩu đi Trung Quốc” bằng tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Nếu sử dụng bao bì, vật liệu bao gói bằng gỗ thì cần phải được xử lý theo đúng tiêu chuẩn ISPM 15.
- Về nhãn mác: Tem nhãn truy xuất nguồn gốc xuất xứ có thể được dán trên nông sản, dán/in bên ngoài thùng/hộp đóng gói. Thông tin tem nhãn truy xuất nguồn gốc phải rõ ràng, dễ hiểu với ngôn ngữ sử dụng là tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh. Nội dung của tem mác bao gồm: Tên tổ chức xuất khẩu, chủng loại nông sản, tên vùng trồng và mã số đăng ký vùng trồng; tên cơ sở đóng gói và mã số đăng ký. Lưu ý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói này phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đồng thời được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp nhận.
Thuế, phí xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Khi xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói riêng, doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu. Điều đó đồng nghĩa với thuế xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc là 0%.
Đối với thuế giá trị gia tăng, hàng hóa xuất khẩu sẽ được áp dụng mức thuế suất GTGT là 0% theo Thông tư số 14/VBHN-BTC được ban hành ngày 09/05/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT.
Về mức phí, khi doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc cần phải nộp phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.
Bạn có thể quan tâm:
- Vận chuyển hàng sang Trung Quốc chính ngạch và bao thuế
- Chuyển phát nhanh Trung Quốc uy tín nhận hàng sau 1-3 ngày
Thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc mới nhất
Thủ tục kiểm dịch thực vật nông sản xuất khẩu
Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật nông sản xuất khẩu. Quy trình kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm có 4 bước sau:
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật lô hàng nông sản xuất khẩu
Đơn vị xuất khẩu nông sản nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nông sản xuất khẩu gồm có:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT).
- Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trường hợp doanh nghiệp tái xuất khẩu).
Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật.
Bước 3: Kiểm tra vật thể
Dựa trên kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ quyết định địa điểm kiểm dịch và sau đó bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng nông sản xuất khẩu
- Trong trường hợp lô vật thể sau khi kiểm dịch đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
- Trường hợp cơ quan kiểm dịch phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì lô hàng sẽ không được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nói chung được quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính. Cụ thể, quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc gồm có 5 bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra chính sách mặt hàng nông sản, chính sách thuế;
- Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ theo quy định;
- Bước 3: Khai tờ khai hải quan;
- Bước 4: Đơn vị xuất khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan;
- Bước 5: Tiến hành thông quan và thanh lý tờ khai hải quan.
Bạn có thể quan tâm:
Bộ chứng từ để xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc
Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu gồm đầy đủ những giấy tờ sau:
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
- Vận đơn (Bill of Lading);
- Tờ khai Hải quan (Customs Declaration);
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc. Nếu quý doanh nghiệp còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào hay cần tư vấn chi tiết về thủ tục xuất khẩu, liên hệ ngay tới DHD Logistics để được hỗ trợ!
Hotline: 0973996659
Website: http://dhdlogistics.com/
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.