Thị trường Nhật Bản nổi tiếng khó tính với các sản phẩm nhập khẩu. Chính vì vậy, để xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật, nhà xuất khẩu cần tuân thủ một loạt các tiêu chuẩn, thủ tục phức tạp để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và an toàn của thị trường này. Dưới đây là thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản tham khảo!
Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản là một chủ đề nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và nông dân muốn thâm nhập vào thị trường này. Nhật Bản được biết đến là một nước có nền kinh tế phát triển và người tiêu dùng khó tính, đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng và an toàn cho nông sản nhập khẩu.
Và để có thể xuất khẩu được những lô hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản, đòi hỏi cần đáp ứng được các tiêu chuẩn mà thị trường Nhật Bản đưa ra. Dưới đây là thông tin chi tiết về những quy định tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản:
Tiêu chuẩn chất lượng và ghi nhãn mác
Theo quy định của Nhật Bản, nông sản nhập khẩu đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật đo lường và Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản.
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Việc thiết lập và kiểm tra mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Y tế, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường Nhật Bản chịu trách nhiệm. Quy định về mức dư lượng này được dựa trên Luật Vệ sinh Thực phẩm.
Truy xuất nguồn gốc xuất xứ
Về truy xuất nguồn gốc xuất xứ, hiện tại Nhật Bản vẫn chưa có bất kỳ yêu cầu, quy định nào về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với nhà xuất khẩu.
Quy định kiểm dịch thực vật
Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nước xuất khẩu phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực vật. Luật sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Các quy định về kiểm dịch thực vật được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF).
Khai báo hải quan
Trước khi lô hàng đến, nhà xuất khẩu cần phải thông báo cho trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử được quản lý bởi Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội.
Chứng nhận nông sản xuất khẩu
Một số chứng nhận nông sản xuất khẩu nhà xuất khẩu cần quan tâm bao gồm:
- Chứng nhận về môi trường: Ví dụ, yêu cầu áp dụng trong trồng trọt gồm có chọn hạt giống và nguồn thực vật, nghiêm cấm sử dụng cây trồng biến đổi gen, duy trì độ phì nhiêu đất và chu trình tái tạo các chất hữu cơ,…
- Chứng nhận ISO 14001.
Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Về cơ bản, quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản gồm có những bước sau:
Kiểm tra chất lượng nông sản xuất khẩu sang Nhật
Trước khi bắt đầu quá trình xuất khẩu, việc kiểm tra chất lượng nông sản là bước quan trọng nhất. Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng của Nhật Bản đặt ra vô cùng nghiêm ngặt. Và doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nông sản xuất khẩu của mình đáp ứng mọi tiêu chí này.
Doanh nghiệp có thể kiểm tra lô hàng nông sản xuất khẩu của mình có phù hợp với yêu cầu của Nhật Bản chưa bằng cách trao đổi trực tiếp với đơn vị nhập khẩu. Hoặc liên hệ tới Cục bảo vệ thực vật để kiểm tra nông sản đã được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chưa, đã đáp ứng được các tiêu chí chất lượng mà nước nhập khẩu yêu cầu chưa.
Ký kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị nông sản xuất khẩu
Sau khi nông sản được kiểm tra và đảm bảo chất lượng, bước tiếp theo là ký kết hợp đồng mua bán với đối tác Nhật Bản. Trong thời kỳ này, doanh nghiệp cần chuẩn bị nông sản theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của đối tác.
Lưu ý: Nông sản trước khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần được:
- Nông sản phải đảm bảo đã được chiếu xạ;
- Kiểm dịch thực vật;
- Nông sản phải được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;
- Kiểm tra kỹ về hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;
- Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng gói, bảo quản để tránh bị hư hỏng nông sản.
Bạn có thể quan tâm:
- Gửi hàng đi Nhật Bản uy tín nhanh chóng trọn gói thủ tục
- Dịch vụ gửi hàng đi Nhật bằng đường biển giá rẻ
Làm thủ tục kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật là một trong những thủ tục cần phải làm khi xuất khẩu nông sản. Thủ tục kiểm dịch thực vật cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản để thực hiện kiểm dịch thực vật
Tài khoản thực hiện kiểm dịch thực vật sẽ được đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của Cơ quan kiểm dịch thực vật (Chi cục kiểm dịch thực vật vùng).
Bước 2: Đăng ký lô hàng cần kiểm dịch thực vật
Trước 1-2 ngày tàu chạy, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đơn vị ủy quyền sẽ tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật tại Cơ quan kiểm dịch thực vật vùng. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm có các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo mẫu có sẵn được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT;
- Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu);
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (bắt buộc), vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa (nếu có);
- Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu bên đăng ký là đơn vị được chủ hàng ủy quyền).
Bước 3: Kiểm tra, lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật
Cơ quan kiểm dịch thực vật là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, lấy mẫu lô hàng để xác định hàng hóa có đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu không. Tùy theo mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu của đơn vị nhập khẩu mà quá trình kiểm tra hàng hóa thực tế sẽ được thực hiện tại cảng, sân bay hoặc kho sản xuất. Ngoài ra cũng có thể yêu kiểm tra đặc biệt nhà máy sản xuất hay mã số vùng trồng.
Bước 4: Khai điện tử lô hàng cần xuất khẩu
Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đơn vị được ủy quyền tiến hành khai báo thông tin lô hàng qua website của Chi Cục kiểm dịch vùng. Các thông tin khai báo gồm có: Thông tin về nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, tên hàng, số lượng, nước xuất xứ, các kiểm tra chuyên ngành đặc biệt nếu có,…
Bước 5: Nộp hồ sơ để lấy chứng thư kiểm dịch thực vật
Sau khi xác nhận bản khai điện tử lô hàng xuất khẩu với nhà nhập khẩu, đơn vị xuất khẩu nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh tới phòng tiếp nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật gồm các thông tin sau:
- Số tiếp nhận
- Bộ hồ sơ ban đầu
- Bản nháp chứng thư được khai báo qua mạng
- Vận đơn (bill)
- Invoice
- Packing list
Bước 6: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ tiến hành tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ.
Bước 7: Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra lô vật thể
Căn cứ vào những thông tin được khai báo trên bộ hồ sơ mà cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ quyết định bố trí công chức kiểm tra lô vật thể tại cơ sở sản xuất, địa điểm giao hàng, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất,…
Bước 8: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu cho lô vật thể đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Vận chuyển hàng hóa
Lô hàng nông sản sẽ được vận chuyển bằng container lạnh, xe tải lạnh hoặc sân bay nếu vận chuyển đường hàng không.
Khai báo hải quan
Trước khi hàng hóa được vận chuyển tối thiểu 1 ngày, đơn vị xuất khẩu cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ xuất khẩu cho lô hàng và làm thủ tục hải quan. Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản gồm có:
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Nếu có)
- Thông tin về cơ sở nhà xưởng hoặc xưởng thuê lại
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch
- Các chứng từ khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Khi xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Trước khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, nhà xuất khẩu cần nghiên cứu và theo dõi thị trường Nhật Bản để hiểu rõ nhu cầu, xu hướng và các quy định mới nhất.
- Cần nắm rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn của nước nhập khẩu cũng như hỏi rõ nhà nhập khẩu có cần thêm các giấy tờ khác không như: Giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ,…
- Một số chi phí có thể phát sinh tại Việt Nam cũng như Nhật Bản như: Phí lưu bãi, phí xử lý hàng hóa tại cảng, phí đóng gói hàng hóa, phì bảo quản lạnh,…
- Về đóng gói, sử dụng phương pháp đóng gói phù hợp để bảo vệ nông sản khỏi bị dập nát và giữ cho chất lượng được bảo đảm. Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm cần có nhãn mác rõ ràng với đầy đủ các thông tin theo quy định.
Bạn có thể quan tâm:
DHD Logistics – Đơn vị hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics xuất nhập khẩu, đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nắm vững thủ tục cũng như chính sách xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài, DHD Logistics tự hào là đơn vị Logistics uy tín hàng đầu hiện nay.
Cùng với quy trình làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết đưa lô hàng nông sản của bạn đến Nhật Bản một cách an toàn và đúng hẹn, giúp quý doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài và thành công trên thị trường quốc tế. Để được tư vấn và hỗ trợ về thủ tục xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản nói riêng, liên hệ tới DHD Logistics qua Hotline 097 399 6659 ngay hôm nay!
Nắm rõ tiêu chuẩn cũng như thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong một môi trường quốc tế khó tính. DHD Logistics hy vọng qua những thông tin về thủ tục xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!