Packing List hay được gọi là phiếu đóng gói hàng hóa được dùng phổ biến trong xuất nhập khẩu. Đây cũng được xem là một trong những chứng từ quan trọng trong quy trình giao nhận hàng hóa. Vậy các mẫu phiếu đóng gói hàng hóa của các hãng tàu tại Việt Nam như thế nào?
Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu về các Packing List mẫu hiện nay của các hãng tàu nhé!
Danh sách Packing list mẫu của các hãng tàu tại Việt Nam
Dưới đây là danh sách Packing list của các hàng tàu được sử dụng nhiều nhất. Các bạn có thể bấm vào từng hãng tàu ở bảng để xem hoặc tải mẫu Packing list từng hãng tàu về máy.
Phân loại mẫu Packing List trong xuất nhập khẩu
Packing List thông thường sẽ chia làm các loại như sau:
Detailed Packing List: phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa có đầy đủ thông tin và nội dung chi tiết sản phẩm, loại hàng, trọng lượng, nhãn mác xuất xứ hàng hóa
Neutrai Packing List: phiếu đóng gói trung lập sẽ có thông tin sản phẩm, trọng lượng mà không đề cập đến hai bên mua bán
Packing and Weight List: phiếu đóng gói kiểm kê trọng lượng có hiển thị tên hàng và trọng lượng hàng hóa.
Packing List Container: là mẫu phiếu đóng gói hàng hóa trong container được các hãng tàu cung cấp.
Nội dung chính trong Packing List
Thông thường, nội dung chính trong một mẫu Packing List sẽ gồm những nội dung sau:
- Tên công ty, số hóa đơn thương mại, ngày thành lập hóa đơn
- Thông tin địa chỉ của người mua, người bán
- Cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng
- Phương tiện vận chuyển, ngày ETD
- Các thông tin hàng hóa: số lượng, khối lượng, số kiện hàng, thể tích,…
- Những thông tin ghi chú cụ thể.
Mỗi mẫu phiếu đóng gói hàng hóa khác nhau thì sẽ có những nội dung khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu đóng gói của người sử dụng.
Chức năng của Packing List
Packing List sẽ có những chức năng như sau:
Tổng số lượng hàng hóa, quy cách đóng gói hàng hóa, tổng số kiện hàng hóa (số lượng pallet, bundles, carton,…)
Kích thước hàng hóa, khối lượng của mỗi con hàng, tổng khối lượng sau khi đóng gói, tổng số khối,…
Được dỡ hàng bằng tay hay máy chuyên dụng
Thời gian dự kiến dỡ hàng
Nắm bắt được hàng nào nằm ở thùng nào, để thuận tiện cho việc hàng trong danh mục kiểm hóa, dễ dàng đổi trả.
Thông qua packing list, người đóng gói tại cảng dễ dàng tính toán sắp xếp hàng hóa cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng dễ dàng sắp xếp các phương tiện vận chuyển và các phương tiện bốc dỡ hàng cho phù hợp.
Chú ý: Phân biệt giữa phiếu đóng gói và hóa đơn thương mại cho những trường hợp không quen đọc chứng từ để tránh bị nhầm lẫn.
Packing List Container mẫu của các hãng tàu hiện nay
Hiện nay, Packing List Container hay còn gọi là Packing List hạ được xem là giấy chứng nhận do các hãng tàu phát hành. Thông tin trên Packing List Container bao gồm thông số kỹ thuật, đặc tính hàng hóa, địa điểm đến nộp cho cảng,… Các mẫu Packing List Container này sẽ được tải về từ hệ thống.
Packing List Container sẽ khác so với Packing List của người bán, vì thế cần chú ý để tránh nhầm lẫn hai loại
Packing List này với nhau.
Một số lưu ý về Packing List Container
Khi muốn hạ container tại cảng, tài xế phải có được Packing List Container của hãng tàu nộp cho cảng, nếu không có thì cảng sẽ không cho hạ container.
Người bán phải hoàn thành thủ tục hải quan và đưa container ra bãi trước closing time được hiển thị trên booking và trên lệnh cấp container.
Khi hạ container, nếu nhận được thông tin hư hỏng của container hay seal từ cảng hoặc tài xế, chủ hàng cần phải kiểm tra hàng hóa thực tế để tránh những tình huống xấu xảy ra.
Các thông tin có trên Packing List Container của các hãng tàu
Hầu hết các thông tin trên Packing List mẫu container của các hãng tàu sẽ có những thông tin cơ bản như sau:
Logo của hãng tàu: Logo hãng tàu sẽ có hiển thị tên hãng tàu, những kí hiệu đặc trưng để dễ nhận biết.
Tên chủ hàng (shipper): Thông tin của người bán (xuất khẩu), đứng tên trên hợp đồng xuất khẩu, là người đúng tên là shipper trên các bộ chứng từ (Bill, C/O, Invoice,….).
Tên tàu, kí hiệu chuyến tàu: Thông tin sẽ được hiển thị trên booking mà hãng tàu đã cung cấp, nếu có thông tin thay đổi thì hãng tàu sẽ thông báo. Điền chính xác thông tin để cảng cho hạ container đúng tàu, đúng lịch tàu chạy.
Số container: Thông tin được ghi ngoài góc trái bên phải cửa container hoặc mở container ra, nhìn vào vị trí bên phải container. Mỗi số container sẽ gồm 4 chữ cái và 7 chữ số.
Số seal: Mỗi container sẽ được hãng tàu cấp 1 seal nhất định, vì thể phải đảm bảo seal nào đi chung với container nào không được tự tiện đổi chéo với nhau.
Loại container: Thông tin sẽ được theo trên booking và khi làm lệnh lấy container rỗng. Các loại cont phổ biến như: cont 20, cont 40 DC, cont 40HC, container lạnh, container bồn,…
Số booking: Booking được xem là hãng tàu đã xác nhận vận chuyển đơn hàng. Mỗi booking mà hãng tàu cấp sẽ có 1 số hiệu booking riêng biệt. Cần điền chính xác số booking vào mẫu packing list container.
Cảng đến: Thông tin cảng đến được hiển thị trên booking là nơi hàng sẽ được giao đến trên hợp đồng ngoại thương
Cảng chuyển tải: Thông tin cảng chuyển tải được hiển thị trên booking là nơi container sẽ được chuyển tải sang tàu khác rồi mới được vận chuyển đến cảng cuối cùng.
Thông tin về hàng hóa: Tên hàng, khối lượng hàng, trọng lượng, số kiện hàng,… phải được ghi thực tế đúng với lô hàng. Bên cạnh đó cần phải chú ý các mục đặc biệt như nhiệt độ (nếu hàng giữ lạnh), các tem chú ý (hàng nguy hiểm, hàng dễ vỡ,…).
Trên đây là những thông tin về packing list mẫu và packing list container của các hãng tàu. Hy vọng những thông tin mà DHD Logistics cung cấp sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu có những thắc mắc về các các chứng từ xuất nhập khẩu hay lựa chọn các hãng tàu phù hợp để thực hiện việc mua bán với đối tác thì hãy liên hệ với chúng tôi.