Cập nhật chính sách thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc

Vải may mặc nhập khẩu về Việt Nam có tới 60,5% xuất xứ từ thị trường Trung Quốc – Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan quý I/2023. Nhập khẩu vải may mặc từ Trung Quốc những năm gần đây liên tục ghi nhận tăng trưởng mạnh.

Vậy nhà nhập khẩu liệu đã nắm được thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc hiện nay là bao nhiêu? Có những chính sách nhập khẩu vải may mặc nào? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!

Chính sách nhập khẩu vải từ Trung Quốc

Mặt hàng vải may mặc không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Do đó, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng này về kinh doanh bình thường.

Tuy nhiên, khi nhập khẩu vải, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp cần nắm được những quy định, chính sách nhập khẩu liên quan. Cụ thể, dưới đây là một số văn bản, chính sách pháp luật liên quan tới nhập khẩu vải mà nhà nhập khẩu cần lưu ý:

  • Thông tư số 12/2018/TT-BCT quy định về một số mặt hàng vải đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu;
  • Quyết định số 765/QĐ-BCT ngày 29/03/2019 quy định về một số mặt hàng vải may mặc đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành;
  • Thông tư số 07/2018/TT-BCT được ban hành ngày 26/04/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may quy định.

Như vậy theo quy định, vải may mặc khi nhập khẩu vào Việt Nam, nhà nhập khẩu cần phải tiến hành làm thủ tục công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong trường hợp, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu không tiến hành công bố hợp quy thì sẽ không được phép phân phối hàng hóa ra thị trường.

Bạn có thể quan tâm:

Mã HS Code của vải may mặc

Việc xác định đúng mã HS Code hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Bởi nếu xác định sai mã HS Code vừa dẫn tới việc trì hoãn thủ tục hải quan, chịu phạt một khoản phí nhất định theo quy định, vừa ảnh hưởng tới thời gian giao hàng.

Mặt hàng vải may mặc có mã HS Code rất đa dạng. Để xác định được mã HS Code chính xác cho loại vải nhập khẩu, nhà nhập khẩu cần xem xét đến chất liệu, mục đích sử dụng, tính chất của vải,…

Mã HS code kèm thuế nhập khẩu vải từ tơ tằm
Thuế nhập khẩu vải từ tơ tằm chương 50

Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, mã HS Code vải may mặc thuộc phần XI – Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt. Trong đó được quy định chi tiết từ Chương 50 đến Chương 60. Cụ thể:

  • Chương 50: Tơ tằm;
  • Chương 51: Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc lông loại thô;
  • Chương 52: Bông;
  • Chương 53: Xơ dệt từ gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy;
  • Chương 54: Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự khác từ nguyên liệu dệt nhân tạo;
  • Chương 55: Xơ sợi staple nhân tạo
  • Chương 56: Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão bện, thừng và cáp và các sản phẩm khác của chúng;
  • Chương 58: Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt tạo búi,…
  • Chương 59: Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp được sử dụng trong công nghiệp
  • Chương 60: Các loại hàng dệt kim hoặc móc.

Thuế nhập khẩu vải dệt

Thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc mới nhất 2023

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu bắt buộc phải hoàn thành đối với nhà nước. Tùy thuộc vào mã HS Code của từng mặt hàng vải may mặc cụ thể mà thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc sẽ có sự khác nhau. Cụ thể, dưới đây là thuế nhập khẩu một số mặt hàng vải may mặc tham khảo căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2023:

Mã hàng Mô tả Thuế NK thông thường Thuế NK ưu đãi Thuế VAT ACFTA
50071020 Vải dệt thoi từ tơ vụn chưa tẩy trắng hoặc đã tẩy trắng 18 12 10 0
51130000 Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa 18 12 8 0
52121100 Vải dệt thoi khác từ bông định lượng không quá 200 g/m2 chưa tẩy trắng 18 12 8 5
52121200 Vải dệt thoi khác từ bông định lượng không quá 200 g/m2 đã tẩy trắng 18 12 8 0
52121300 Vải dệt thoi khác từ bông định lượng không quá 200 g/m2 đã nhuộm 18 12 8 5
52122100 Vải dệt thoi khác từ bông định lượng trên 200 g/m2 chưa tẩy trắng 18 12 8 0
52122200 Vải dệt thoi khác từ bông định lượng trên 200 g/m2 đã tẩy trắng 18 12 8 0
52122300 Vải dệt thoi khác từ bông định lượng trên 200 g/m2 đã nhuộm 18 12 8 5

Quy trình thủ tục nhập khẩu vải từ Trung Quốc

Hồ sơ hải quan nhập khẩu

Các giấy tờ, chứng từ bắt buộc phải có để làm hồ sơ thông quan được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, ban hành ngày 20/04/2018. Cụ thể bao gồm:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương;
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương;
  • Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu vải của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu vải theo quy định của pháp luật;
  • Các chứng từ, giấy tờ khác theo quy định của Hải quan,…

Thủ tục nhập khẩu vải

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy trình thủ tục hải quan thông thường đối với lô hàng vải may mặc nhập khẩu gồm các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành thực hiện khai báo thông tin hải quan qua phần mềm khai báo Hải quan VNACC/VCIS;

Bước 2: Hệ thống sẽ thực hiện phân luồng tờ khai.

Trường hợp hàng hóa được phân thành luồng xanh: Doanh nghiệp được chấp nhận thông quan hàng hóa theo thông tin tờ khai Hải quan và chuyển sang bước 3;

Hàng hóa được phân thành luồng vàng: Miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc bộ hồ sơ hải quan do người khai hải quan gửi qua hệ thống VNACCS/VCIS. Nếu hồ sơ phù hợp thì chuyển sang thực hiện bước 3. Nếu hồ sơ không phù hợp hoặc có nghi vấn, cơ quan Hải quan sẽ quyết định chuyển tờ khai sang luồng 3 và thực hiện quy trình kiểm tra thực tế hàng hóa.

Hàng hóa được phân thành luồng xanh: Cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

Bước 3: Nộp thuế và phí theo quy định hiện hành. Đối với hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu phải nộp 2 loại thuế là thuế giá trị gia tăng VAT và thuế nhập khẩu.

Bước 4: Thông quan hàng hóa / Giải phóng hàng và đưa hàng về bảo quản.

Dịch vụ nhập khẩu vải từ Trung Quốc qua DHD Logistics

DHD Logistics cung cấp các dịch vụ nhập khẩu ủy thác hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam cho cá nhân, doanh nghiệp. Chúng tôi mang tới một dịch vụ chất lượng trọn gói gồm:

  • Tư vấn cách nhập khẩu hàng tiết kiệm chi phí
  • Đàm phán làm việc với nhà cung cấp để có mức giá nhập tốt nhất
  • Xử lý thủ tục khải quan nhanh chóng (DHD Logistics đã có kinh nghiệm)
  • Vận chuyển hàng nhanh đảm bảo tối ưu thời gian lẫn chi chí.
  • Giao nhận hàng door to door theo yêu cầu của khách hàng.
  • Theo dõi lộ trình hàng hóa dễ dàng qua công cụ phần mềm hoặc App.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thuế nhập khẩu vải từ Trung Quốc mới nhất 2023. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ ở bài viết mang tới cho nhà nhập khẩu nhiều kinh nghiệm bổ ích. Nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào liên quan tới các thủ tục, chính sách, biểu thuế nhập khẩu, liên hệ ngay tới DHD Logistics qua Hotline 0973 996 659 để được tư vấn!

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.