Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Phổ Biến

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Để thuận tiện cho việc mua bán trao đổi được diễn ra thuận lợi, các phương thức thanh toán quốc tế ra đời. Vậy các phương thức thanh toán quốc tế là gì? Có đặc điểm như thế nào?
Hãy cùng DHD Logistic tìm hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến trong xuất nhập khẩu hiện nay nhé!

Thanh toán quốc tế là gì?

Thanh toán quốc tế là hình thức thực hiện nghĩa vụ chi trả, quyền hưởng lợi về dòng tiền phát sinh dựa trên cơ sở mọi hoạt động kinh tế và phi kinh tế. Hình thức được thực hiện giữa các tổ chức với nhau, giữa các cá nhân với tổ chức, giữa cá nhân với nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng và nhà nước liên quan.

phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế trong thương mại xuất nhập khẩu

Đặc điểm của phương thức thanh toán quốc tế

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu thường có những đặc điểm như sau:

Đều chịu sự điều chỉnh của Luật pháp và các tập quán quốc tế

Các phương thức thanh toán quốc tế được thực hiện giữa các quốc gia nên các chủ thể phải tuân thủ các văn bản pháp luật kể cả trong nước và quốc tế.

Để tránh những hiểu lầm sai sót, phòng Thương mại Quốc tế công bố các quy tắc UCP, URC, INCOTERMS,… để tạo sự công bằng, bình đẳng cho các quốc gia có thể hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế tránh rủi ro xảy ra.

Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu diễn ra bằng hệ thống ngân hàng

Phần lớn các hoạt động thanh toán trong xuất nhập khẩu được diễn ra qua hệ thống ngân hàng. Kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh qua doanh số thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại.

Trên thực tế, các đối tác xuất nhập khẩu không thể thanh toán trực tiếp cho nhau mà theo quy định của pháp luật bắt buộc phải thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc chuyển khoản ngân hàng luôn đảm bảo an toàn và được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

Tiền mặt không được sử dụng trực tiếp mà được dùng như một phương tiện thanh toán

Trong thanh toán quốc tế, những công cụ được sử dụng trong các phương thức thanh toán quốc tế như hối phiếu, kỳ phiếu và séc.

Trong thanh toán quốc tế, ít nhất một bên quy chiếu đến ngoại tệ

Bởi lý do liên quan đến ngoại tệ, hoạt động thanh toán quốc tế bị ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và quản lý dự trữ ngoại tệ của quốc gia.

Ngôn ngữ được sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là tiếng Anh

Các giải quyết tranh chấp đều được dựa theo luật quốc tế

Vai trò của phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với:

Công ty: Thanh toán quốc tế đáp ứng nhu cầu thanh toán của các công ty kinh doanh quốc tế, tiết kiệm thời gian và chi phí, hỗ trợ để phát triển trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Nền kinh tế: Thanh toán quốc tế giúp mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ trong kinh tế đối ngoại. Tạo cầu nối giữa các quốc gia trong nền kinh tế, đặc biệt giúp củng cố vị thế kinh tế của quốc gia trên nền kinh tế thế giới.

Ngân hàng thương mại: Thanh toán quốc tế là một nguồn thu nhập khác của ngân hàng thông qua thu nhập dịch vụ, tạo điều kiện phát triển của cho ngân hàng.

Phương thức thanh toán rất quan trọng
Các phương thức thanh toán quốc tế là cực kỳ quan trọng trong thương mại quốc tế

Bạn có thể quan tâm:

Top 5 phương thức thanh toán quốc tế phổ biến

Hiện có rất nhiều hình thức thanh toán quốc tế, sau đây là 5 phương thức thanh toán quốc tế phổ biến được sử dụng trong xuất nhập khẩu hiện nay

Phương thức ghi sổ (Open Account)

Thế nào là phương thức thanh toán ghi sổ?

Phương thức ghi sổ là phương thức nhà xuất khẩu mở tài khoản ghi nợ và ghi những khoản nợ bao gồm tiền hàng và dịch vụ đã cung cấp, quyết định thời hạn thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng séc.

thanh toán ghi sổ
Phương thức thanh toán ghi sổ

Đặc điểm phương thức Open Account

Chỉ có nhà xuất khẩu và nhập khẩu tham gia quản lý. Ngân hàng chỉ đóng vai trò mở tài khoản và thực hiện thanh toán vào thời điểm chỉ định sau thỏa thuận của hai bên.

Theo quy định, giá hàng hóa kê khai trong hợp đồng làm cơ sở áp dụng phương pháp kế toán cao hơn giá hàng hóa kê khai trong hợp đồng cơ sở trong trường hợp thanh toán ngay.

Phương thức thanh toán kế toán về cơ bản là phương thức tài trợ nhập khẩu nên rủi ro được ghi nhận.

Trong khi nhà xuất khẩu mở tài khoản (mở sổ ) còn nhà nhập khẩu thì không mở sổ song song. Nếu trường hợp có mở sổ thì chỉ có giá trị theo dõi chớ không có giá trị thanh toán.

Nhà sản xuất phải gánh chịu những rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc thanh toán chậm hoặc không đầy đủ.

Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Phương thức thanh toán chuyển tiền là như thế nào?

Phương thức chuyển tiền là phương thức được thực hiện bằng cách bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền cho bên đối tác xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý quốc tế. Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiền qua ngân hàng

1/ Nhà nhập khẩu viết giấy yêu cầu thanh toán lên ngân hàng đầu nhập khẩu

2/ Ngân hàng đầu nhập khẩu liên hệ ngân hàng đầu xuất khẩu chuyển tiền nhà bán.

3/ Ngân hàng phía xuất khẩu chuyển tiền cho nhà xuất khẩu và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.

4/ Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu theo quy định.

Đặc điểm phương thức chuyển tiền

Việc chuyển tiền hoàn tất là khi ngân hàng đại lý bị trừ số tiền sang cho người thụ hưởng. Nếu trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc về quyền của người chuyển tiền và có thể thực hiện hủy bỏ các lệnh chuyển tiền và người thụ hưởng không được quyền khiếu nại.

Thời gian chuyển tiền dựa trên sự thỏa thuận của hai bên, có thể chuyển trước, sau hoặc ngay khi nhà xuất khẩu giao hàng. Có 2 hình thức chuyển tiền: Chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư

Phương thức nhờ thu (Collection)

Phương thức thanh toán nhờ thu là như thế nào?

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế được thực hiện sau khi người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu và đồng thời gửi bộ chứng từ đến đến ngân hàng đã chọn để nhờ ngân hàng thu tiền. Đây là phương thức mà ngân hàng đóng vai trò quan trọng, là trung gian đảm bảo độ an toàn cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu.

Chứng từ nhờ thu được yêu cầu là những chứng từ tài chính hoặc chứng từ kinh doanh.

  • Chứng từ tài chính: hóa đơn, giấy nợ, séc hoặc các chứng từ khác liên quan đến mục đích thanh toán.
  • Chứng từ thương mại: hóa đơn, tiêu đề, vận đơn hoặc chứng từ không phải chứng từ tài chính.

Đặc điểm phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu dựa vào chứng từ để có thể quyết định thanh toán chứ không phải hợp đồng.
Quá trình thực hiện phương thức diễn ra chỉ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua.

Phương thức nhờ thu được thực hiện dưới 2 hình thức:

  • Nhờ thu trơn – clean collection: thu tài chính không kèm theo chứng từ thương mại
  • Nhờ thu chứng từ – documentary collection: thu cả 2 loại chứng từ thương mại và tài chính hoặc là nhờ thu thương mại không kèm chứng từ tài chính

Phương thức nhờ tín dụng thanh toán (Letter of Credit – L/C)

Phương thức nhờ tín dụng thanh toán là gì?

Phương thức nhờ tín dụng thanh toán là phương thức được thực hiện bằng cách ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu trong thời gian quy định sau khi nhà xuất khẩu gửi đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ.

Đặc điểm phương thức nhờ tín dụng thanh toán

Đây là hình thức chỉ dành cho những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.
Để đảm bảo tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch này chỉ được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.

L/C được lập căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Đây là một kiểu phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Các bên giao dịch :

  • Nhà nhập khẩu, người xin mở L/C ( Applicant)
  • Ngân hàng phát hành thư tín dụng ( Issuing bank) : là ngân hàng của nhà nhập khẩu.
  • Ngân hàng yêu cầu: chi nhánh của ngân hàng phát hành.
  • Người hưởng lợi (Beneficiary ): người xuất khẩu hoặc người khác được chỉ định là người hưởng lợi.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) và ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank): Có thể có hoặc không phụ thuộc vào yêu cầu của người xin mở L/C.

Phương thức thư ủy thác mua hàng (Authority to Purchase)

Phương thức thư ủy thác mua hàng là gì?

Ủy thác mua hàng là do ngân hàng nhà nước nhập viết cho ngân hàng đại lý quốc tế theo yêu cầu của phía nhập khẩu. Theo yêu cầu, ngân hàng sẽ mua hối phiếu của người ký phát cho người nhập khẩu

Đặc điểm

Phương thức thanh toán quốc tế này thường được áp dụng trong các hợp đồng mua bán các thiết bị có kỹ thuật và công nghệ cao.

Có hai cách để chuyển sang ngân hàng bên nước xuất khẩu:

Thông qua ngân hàng của mình để chuyển cọc 100% sang ngân hàng của nước xuất khẩu để được phát hành A/P.

Người nhập hàng sẽ nhờ ngân hàng của mình phát hành A/P cho ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu và cọc 100% giá trị A/P. Trên cơ sở đó ngân hàng nước xuất khẩu sẽ phát hành A/P đối ứng cho người xuất khẩu.

Trên đây là những thông tin về phương thức thanh toán quốc tế và những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay được sử dụng trong xuất nhập khẩu. DHD hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với DHD Logistic chúng tôi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.