CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu

CBM là một đơn vị đo được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu nhằm cân đo đong đếm hàng hóa, từ đó tính chi phí vận chuyển. Vậy CBM là gì? Cách tính và quy đổi CBM trong hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào? Cùng DHD Logistics tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

CBM là gì?

CBM là gì trong xuất nhập khẩu? CBM là đơn vị đo được viết tắt bởi từ “Cubic Meter” hay chúng ta gọi là mét khối (m3), dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa. Cuối cùng dựa vào CBM để tính chi phí vận chuyển hàng hóa.

CBM được sử dụng hầu hết trong các phương thức vận chuyển đường bộ, đường biển, đường hàng không. Đơn vị vận chuyển có thể tính phí theo đơn vị CBM hoặc quy đổi từ CBM sang trọng lượng (Kg) tùy từng mặt hàng nặng hay nhẹ cồng kềnh khác nhau.

CBM là gì trong xuất nhập khẩu
CBM là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Hướng dẫn cách tính CBM trong xuất nhập khẩu

Việc xác định CBM không chỉ giúp tính toán chi phí vận chuyển mà còn giúp tối ưu hóa việc đóng gói và lưu kho.

Công thức tính CBM

Công thức tính CBM theo đơn vị mét khối (m3):

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện

Trong đó, Chúng ta cần đo 3 chiều của thùng hàng gồm: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Đơn vị đo là mét (m).

Ví dụ: Bạn có một lô hàng chứa 5 thùng hàng có kích thước lần lượt là: 1 x 2 x 1,5 (m). Khi đó CBM được tính như sau:

CBM = 1 x 2 x 1,5 x 5 = 15 (m3).

Công thức tính số khối CBM
Công thức chung tính CBM trong xuất nhập khẩu

Công thức tính CBM theo đơn vị cm:

Số khối (CBM) = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng kiện / 1.000.000

Trong đó, Chúng ta cần đo 3 chiều của thùng hàng gồm: chiều dài, chiều rộng, chiều cao theo đơn vị đo là centimet (cm).

Cách đo kích thước đúng để tính CBM

Cách đo kích thước để đảm bảo bạn tính toán CBM một cách chính xác nhất:

  • Đừng chỉ đo kích thước sản phẩm bên trong. Các công ty vận chuyển tính phí dựa trên không gian mà toàn bộ kiện hàng chiếm giữ, bao gồm cả bao bì (thùng carton, pallet, v.v.).
  • Nhiều mặt hàng không có hình dạng hộp chữ nhật chuẩn. Ví dụ, đồ nội thất, máy móc hoặc các sản phẩm có hình dạng đặc biệt. Trong trường hợp này, hãy đo các kích thước lớn nhất ở mỗi chiều. Tưởng tượng bạn đang đặt kiện hàng vào một hộp chữ nhật ảo, và đo kích thước của hộp đó.
  • Nếu bạn có nhiều kiện hàng giống hệt nhau, hãy tính CBM của một kiện, sau đó nhân với tổng số kiện. Nếu bạn có các kiện hàng với kích thước khác nhau, hãy tính CBM của từng kiện riêng lẻ và sau đó cộng chúng lại.

Ngoài kích thước, các công ty vận chuyển cũng có thể xem xét trọng lượng của hàng hóa. Một số công ty sử dụng “trọng lượng thể tích” để tính phí nếu nó lớn hơn trọng lượng thực tế.

Cách quy đổi CBM sang Trọng lượng Kg

Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển, ngoài CBM, các hãng vận chuyển còn tính trọng lượng thể tích để xác định chi phí.

Quy tắc chung trong quy đổi

Công thức quy đổi:

  • Đối với vận tải hàng không: Trọng lượng thể tích (kg)= CBM x 167
    (Với 1 CBM được quy đổi thành 167 kg theo chuẩn hàng không quốc tế – IATA).
  • Đối với vận tải đường biển: 1 CBM tương đương 1000 (kg).
  • Đối với vận tải đường bộ: 1 CBM tương đương 333 kg

Ví dụ: Giả sử bạn có 10 kiện hàng vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc.

  • Mỗi kiện hàng có kích thước chiều chiều dài x chiều rộng x chiều cao theo thứ tự: 3,5m x 2m x 0,5m.
  • Trọng lượng mỗi kiện là 540 kg.
  • Đơn giá vận chuyển đường bộ: 150 USD/1000kg.

Tính CBM? Tính giá vận chuyển theo từng phương thức vận chuyển:

  1. CBM = (3,5m x 2m x 0,5m) x 10 = 35 (m3).
  2. Trọng lượng lô hàng: 1540 x 10 = 5400 (kg).

Quy đổi CBM sang Kg tương đương:

  • Với đường bộ: 35 x 333 = 11655 (kg).
  • Với đường biển: 35 x 1000 = 35000 (kg).
  • Với đường hàng không: 35 x 167 = 5845 (kg).

So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích quy đổi của lô hàng: So sánh trọng lượng quy đổi ở từng phương thức vận chuyển đều lớn hơn trọng lượng lô hàng thực tế. Như vậy, chi phí vận chuyển sẽ được tính theo trọng lượng quy đổi từ CBM sang Kg.

Chi phí vận chuyển 10 kiện hàng này theo từng phương thức như sau:

  • Với đường bộ: (11655 x 150)/1000 = 1748,25 (USD).
  • Với đường biển: 35000 x đơn giá
  • Với đường hàng không: 5845 x đơn giá.

Hy vọng bài viết trên đây của DHD Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CBM là gì? Cách tính CBM và quy đổi từ CBM sang trọng lượng thể tích. Cách vận dụng đơn vị này trong thực tế một cách hiệu quả.

DHD Logistics là công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu hơn 10 năm kinh nghiệm. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên hệ để được tư vấn.