ISF là gì trong xuất nhập khẩu? Cách kê khai ISF chi tiết

ISF là chứng từ quan trọng trong việc mua bán hàng hóa bằng đường biển với nước Mỹ. Những mặt hàng hóa muốn nhập khẩu vào Mỹ bắt buộc phải có bảng kê khai ISF. Vậy ISF là gì? Cách kê khai ISF như thế nào cho chính xác? Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu về ISF là gì và cách kê khai ISF chính xác nhất nhé!

ISF là gì?

ISF – Importer Security Filing là một bảng kê khai an ninh dành cho hàng hóa khi muốn nhập khẩu vào Mỹ. Để thực hiện được việc kê khai ISF, doanh nghiệp cần phải cung cấp các thông tin về lô hàng trước khi hàng được vận chuyển bằng đường biển để tiến hành quy trình nhập khẩu vào Mỹ. Các thông tin về lô hàng này sẽ được gửi đến chi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP).

ISF trong xuất nhập khẩu
ISF trong xuất nhập khẩu là gì

 

Quy định ISF hay còn được gọi là quy định 10+2, có thêm một quy tắc mới được yêu cầu đối với chủ tàu khi kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu được bổ sung ngày 26/01/2019.

Tại quy định mới này, áp dụng cho các loại hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ bằng đường biển. Nếu không thực hiện theo quy định việc thông quan sẽ bị trì hoãn, tăng cường kiểm hóa hàng hóa thực tế và có thể bị xử phạt hành chính bằng tiền.

Các thông tin được cung cấp ở ISF sẽ giúp CBP được cải thiện trong việc nhận diện hàng hóa có tính rủi ro cao để ngăn chặn hoạt động buôn bán, đảm bảo tính an toàn và an ninh cho hàng hóa.

CBP đã ban hành và thực thi yêu cầu đối với ISF vào 09/07/2013 một số biện pháp bảo vệ để sàng lọc hàng hóa trước khi chúng được nhập khẩu vào Mỹ để ngăn chặn các hoạt động khủng bố hoặc những trường bất hợp pháp.

Những thông tin để kê khai ISF gồm những gì?

Trước khi xuất khẩu một lô hàng đến Mỹ, thì cần phải chuẩn bị những thông tin cần thiết để thực hiện việc kê khai ISF. Nếu doanh nghiệp có ý định nhập khẩu hàng hóa vào các khu chế xuất hoặc các đại lý vận chuyển phải cung cấp đủ 8 thông tin tối thiểu trước 24h khi hàng hóa được tập kết tại cảng đi. Những thông tin cần thông báo khi kê khai ISF sẽ gồm:

  • Thông tin người bán – Seller Name And Address.
  • Thông tin người mua – Buyer Name And Address.
  • Số hồ sơ nhà nhập khẩu/ sổ xác nhận thuộc khu vực chế xuất – Importer of record number / FTZ applicant identification number.
  • Số hồ sơ của nhà nhập khẩu – Consignee Number.
  • Nhà sản xuất / nhà cung cấp – Manufacturer or Supplier.
  • Thông tin người nhận hàng thể hiện trên vận đơn – Ship To Party.
  • Nước xuất xứ – Country Of Origin.
  • Mã HS code của hàng hóa theo biểu thuế tại Mỹ  (HTSUS).

Doanh nghiệp nhập khẩu có thể linh hoạt cập nhật chỉnh sửa các thông tin trong ISF trong vòng 24h trước khi tàu chạy.

Bên cạnh đó có hai thông tin hãng tàu bắt buộc phải kê khai 24h trước khi tàu cập cảng tại Mỹ là:

  • Địa điểm đóng hàng – Container stuffing location.
  • Người tập kết bảng – Consolidator.

Ai là người khai báo ISF

Tùy vào điều kiện giao hàng để xác định ai là người sẽ khai ISF. Thông thường người khai ISF sẽ là người nhập khẩu tại Mỹ. Trường hợp nhà nhập khẩu nhờ dịch vụ khai ISF thì cần cung cấp thêm POA (Power of Attorney).

Đối với các lô hàng có trung chuyển tại cảng ở Mỹ, thì hàng hóa phải khai ISF 5+2, NVOCC sẽ là người khai mẫu file này.

Mẫu khai báo ISF mới nhất

Những mẫu khai báo ISF mới nhất hiện nay:

Mẫu khai ISF chính xác

Mẫu khai ISF mới nhất

 

 

Những lỗi thường gặp khi khai ISF cần chú ý

Mỹ là một trong những quốc gia có an ninh nghiêm ngặt, vì thế hàng hóa muốn nhập khẩu vào Mỹ cũng được kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, có doanh nghiệp cũng mắc những lỗi khi thực hiện các thủ tục an ninh ISF tại Mỹ, các lỗi thường gặp như:

  • Chậm ISF: các trường hợp dẫn đến chậm ISF như sai thông tin ISF, nộp thiếu thông tin ISF, nộp muộn thông tin ISF,… Nếu hồ sơ ISF không chính xác hoặc không đầy đủ thông tin, CBP có thể từ chối cấp giấy phép dỡ hàng hoặc có thể tịch thu luôn lô hàng đó.
  • Hàng hóa bị tịch thu, giữ lại để bị soi container (X-ray): phí soi container tại Mỹ sẽ dao động từ $200-300/ container 40 feet và các loại chi phí lưu kho tại cảng. Nếu hàng hóa dỡ xuống mà không được sự cho phép của CBP, có thể thu giữ lô hàng đó. Trường hợp lệnh “Do not load” sẽ được áp dụng cho lô hàng trong trường hợp này.

Hải quan Mỹ sẽ đưa ra các mức phạt khác nhau cho những lỗi khai ISF như sau:

  • Không nộp: $5,000/ lô hàng
  • Nộp muộn: $5,000/ lô hàng
  • Nộp thiếu thông tin: $5,000/ lô hàng
  • Không rút được ISF: $5,000/ lô hàng
  • Không khớp giữa ISF và Vận đơn: $5,000/ lô hàng

Đây là những mức phí khi bị phạt ở khai báo ISF, các mức phí này có thể được điều chỉnh tùy ở từng thời điểm khác nhau.

Trên đây là những thông tin về ISF trong xuất nhập khẩu mà DHD Logistics đã cung cấp cho quý khách. Hy vọng những thông tin trên đã đem lại cho quý khách những kiến thức đầy đủ về ISF là gì. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ về các loại chứng từ và phí trong xuất nhập thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.