Doanh nghiệp bạn mới lần đầu xuất khẩu mỹ phẩm, chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn muốn tìm hiểu kỹ về thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm ra nước ngoài? DHD Logistics chia sẻ toàn bộ quy định chính sách, các bước thực hiện xuất khẩu mỹ phẩm.
1. Chính sách quy định về xuất khẩu mỹ phẩm
Mỹ phẩm là mặt hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu do thủ tục tương đối đơn giản và không thuộc danh mục cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều kiện sau để đảm bảo quá trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ:
Theo Phụ lục III của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ, nêu rõ mỹ phẩm thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Trong Phụ lục V của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ, mỹ phẩm thuộc Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS.
Do đó khi thực hiện xuất khẩu mỹ phẩm, thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp cần có CFS cho từng loại mỹ phẩm sản xuất trong nước để xuất khẩu. CFS được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 06/2011/TT-BYT.
- Doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN). Giấy chứng nhận CGMP ASEAN chứng minh cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho sản phẩm mỹ phẩm.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết về thủ tục, hồ sơ xin cấp CFS và CGMP-ASEAN tại Điều 33, Điều 34 Thông tư số 06/2011/TT-BYT, Khoản 1 Điều 1 Thông tư 29/2020/TT-BYT và Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Bạn có thể quan tâm: Thủ tục xuất khẩu bộ áo quần bảo hộ y tế
2. Yêu cầu về an toàn sản phẩm mỹ phẩm
Các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo rằng các sản phẩm này không gây hại cho sức khỏe con người khi được sử dụng trong điều kiện bình thường hoặc các điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo đặc biệt, và các thông tin khác do nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp.
Nhà sản xuất và chủ sở hữu sản phẩm phải thực hiện đánh giá tính an toàn cho từng sản phẩm mỹ phẩm theo Hướng dẫn đánh giá tính an toàn mỹ phẩm của ASEAN. Giới hạn về kim loại nặng và vi sinh vật trong mỹ phẩm phải tuân thủ các yêu cầu của ASEAN được quy định tại Phụ lục số 06-MP. Thành phần của công thức mỹ phẩm phải tuân theo các Phụ lục mới nhất của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN, có thể truy cập tại địa chỉ www.dav.gov.vn hoặc www.aseansec.org.
Các tổ chức, cá nhân không được đưa ra thị trường những sản phẩm mỹ phẩm có chứa:
1. Các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm với điều kiện đi kèm được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II).
2. Các thành phần được liệt kê trong phần thứ nhất của Phụ lục III (Annex III), với nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép.
3. Các chất màu khác với các chất được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1, trừ trường hợp các mỹ phẩm chứa các chất màu với mục đích duy nhất để nhuộm tóc.
4. Các chất màu được liệt kê trong Phụ lục IV (Annex IV), phần 1 được sử dụng ngoài điều kiện đã nêu.
5. Các chất bảo quản nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1.
6. Các chất bảo quản được liệt kê trong Phụ lục VI (Annex VI), phần 1, với hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc nằm ngoài điều kiện cho phép, trừ trường hợp các chất này được sử dụng với mục đích đặc biệt, không liên quan đến công dụng là chất bảo quản.
7. Các chất lọc tia tử ngoại nằm ngoài danh mục trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1.
8. Các chất lọc tia tử ngoại nằm trong Phụ lục VII (Annex VII), phần 1 nhưng có hàm lượng vượt quá giới hạn hoặc điều kiện cho phép.
Sự có mặt của các chất được liệt kê trong Phụ lục II (Annex II) với hàm lượng vết vẫn được chấp nhận nếu vì lý do kỹ thuật không thể tránh được trong “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” và vẫn đảm bảo yêu cầu về độ an toàn của mỹ phẩm như quy định tại Điều 13 của Thông tư này.
(Tham khảo Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế)
Việc xuất khẩu mỹ phẩm thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định pháp luật hiện hành và các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Xem thêm: Chi tiết thủ tục xuất khẩu nông sản đi Trung Quốc
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu mỹ phẩm
Thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm được thực hiện thông qua những bước sau:
3.1 Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu mỹ phẩm
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu mỹ phẩm cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do mỹ phẩm (CFS) cho từng loại sản phẩm (01 bản chính).
- Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP – ASEAN) (01 bản chính).
- Tờ khai hải quan được thực hiện theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trong trường hợp thực hiện tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai và nộp 02 bản chính của tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC.
- Hợp đồng mua bán hoặc văn bản thỏa thuận thương mại khác.
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật (nếu có).
- Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có).
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) (nếu có).
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2 Mã HS Code của mỹ phẩm và cách tính thuế
Mỗi loại mỹ phẩm sẽ có mã HS Code riêng. Doanh nghiệp cần xác định đúng mã HS Code cho sản phẩm của mình để làm thủ tục hải quan và tính thuế xuất khẩu chính xác.
Mỹ phẩm thuộc Chương 33: Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh. Trong chương 33 có rất nhiều nhóm và phân nhóm nhỏ, doanh nghiệp nên tra cứu kỹ để tìm mã HS code phù hợp nhất cho loại hàng hóa xuất khẩu.
- 33041000 – Chế phẩm trang điểm môi như son môi, son dưỡng…
- 33042000 – Chế phẩm trang điểm mắt như bột nhũ mặt, phấn trang điểm mắt, phấn kẻ mắt, ….
- 33043000 – Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân như nước sơn móng tay, tinh dầu dưỡng móng, dung dịch tẩy móng tay,…
-
33049920 – Chế phẩm ngăn ngừa mụn trứng cá33049930 – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác
- 33053000 – Keo xịt tóc (hair lacquers).
Do Việt Nam có chính sách ưu tiên xuất khẩu, nên mỹ phẩm xuất khẩu chỉ phải chịu thuế VAT 10%, thuế xuất khẩu 0%. Doanh nghiệp có thể xuất khẩu mỹ phẩm đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan,…
Hiện tại DHD Logistics đang hợp tác với hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu mỹ phẩm. Những nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, FDA Hoa Kỳ. Cần tư vấn chi tiết hơn xin liên hệ DHD Logistics, chúng tôi có hơn 10 năm cung cấp dịch vụ hải quan.
3.3 Khai báo hải quan xuất khẩu
Doanh nghiệp cần kê khai đầy đủ và chính xác thông tin về hàng hóa, người xuất khẩu, người nhận hàng, phương tiện vận chuyển, cảng xếp dỡ,… trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ và khai báo hải quan tại Chi cục Hải quan theo thẩm quyền nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
Hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, tờ khai hải quan và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu cần thiết).
Hệ thống hải quan điện tử sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin khai hải quan.
3.4 Thực hiện phân luồng tờ khai
Dựa trên thông tin khai hải quan, hệ thống sẽ tự động phân loại hồ sơ vào một trong các luồng sau:
Luồng xanh: Áp dụng cho các doanh nghiệp có uy tín cao, hồ sơ đầy đủ, tuân thủ pháp luật và hàng hóa ít rủi ro. Hàng hóa thuộc luồng xanh sẽ tự động thông quan mà không cần kiểm tra chi tiết.
Luồng vàng: Áp dụng cho các doanh nghiệp chưa có nhiều uy tín, hồ sơ hoặc hàng hóa có một số điểm nghi vấn. Hàng hóa thuộc luồng vàng có thể được kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Luồng đỏ: Áp dụng cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật hải quan nhiều lần, hồ sơ thiếu sót hoặc hàng hóa có nguy cơ cao. Hàng hóa thuộc luồng đỏ sẽ được kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
3.5 Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra hồ sơ và hàng hóa, cơ quan hải quan sẽ cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu mỹ phẩm. Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục hải quan khác như đóng thuế, phí, lệ phí… trước khi xuất khẩu hàng hóa.
4. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm
Thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia nhập khẩu. Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của cơ quan Hải Quan hoặc các công ty tư vấn xuất nhập khẩu uy tín để được hỗ trợ làm thủ tục chính xác và hiệu quả.
Tuân thủ các quy định về nhãn mác, bao bì, quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm của quốc gia nhập khẩu.
Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho cơ quan chức năng của quốc gia nhập khẩu khi có yêu cầu.
Chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm mỹ phẩm đã xuất khẩu.
5. Dịch vụ tư vấn xuất khẩu mỹ phẩm trọn gói tại DHD Logistics
Bạn đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu mỹ phẩm do chưa có kinh nghiệm? DHD Logistics – Đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn xuất khẩu mỹ phẩm trọn gói uy tín.
- Đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu về lĩnh vực xuất khẩu mỹ phẩm.
- Tư vấn chi tiết cho quý khách về các thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm, chứng từ cần thiết, trình tự thực hiện thủ tục, thời gian hoàn thành thủ tục,…
- Giúp quý khách xác định mã HS Code chính xác cho sản phẩm mỹ phẩm của mình.
- Tư vấn chính xác về thuế suất xuất khẩu mỹ phẩm.
- Hỗ trợ quý khách làm hồ sơ xuất khẩu mỹ phẩm đầy đủ
- DHD Logistics cung cấp dịch vụ tư vấn với mức phí cạnh tranh, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục xuất khẩu mỹ phẩm cực kỳ chi tiết. Hy vọng bạn nắm rõ được những quy định chính sách, chọn mã HS code phù hợp, chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn dịch vụ Hải Quan, xin liên hệ Hotline 0973996659 để được tư vấn.