Vận chuyển đường hàng không luôn là một giải pháp tối ưu cho việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng. Khi sử dụng vận tải hàng không, bạn có thể gặp khó khăn với các thuật ngữ chuyên ngành. Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm chuyên ngành vận chuyển đường hàng không? Cùng DHD Logistics tổng hợp những thuật ngữ logistics phổ biến dưới đây.
1. Những thuật ngữ trong logistics vận chuyển hàng không thông dụng
1. Air Waybill
Air Waybill (AWB), hay còn gọi là vận đơn hàng không, là một loại chứng từ quan trọng trong vận chuyển đường hàng không. Về bản chất vận đơn hàng không (AWB) thực hiện hai chức năng chính:
- Biên lai giao hàng: AWB là bằng chứng hợp pháp về việc hàng hóa đã được giao cho hãng hàng không hoặc đại lý chuyển phát nhanh.
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển: Nó thể hiện các điều khoản và điều kiện của hợp đồng giữa người gửi và người vận chuyển, đồng thời giúp theo dõi và quản lý lô hàng.
2. Chargeable Weight
Chargeable weight (còn gọi là weight chargeable hoặc volumetric weight) là trọng lượng được sử dụng để tính toán chi phí vận chuyển của một lô hàng.
Nó được xác định dựa trên hai yếu tố chính: trọng lượng thực tế (gross weight) và trọng lượng thể tích (volumetric weight). Chọn giá trị lớn hơn làm Chargeable Weight để tính phí vận chuyển.
3. HAWB (House Air Waybill)
HAWB (House Air Waybill) là vận đơn nhà trong vận tải hàng không, được phát hành bởi công ty giao nhận (freight forwarder). HAWB là chứng từ giao dịch giữa người gửi hàng và công ty giao nhận, khác với MAWB (Master Air Waybill).
MAWB – vận đơn do hãng hàng không phát hành cho công ty giao nhận khi hãng nhận hàng từ công ty giao nhận. HAWB cung cấp thông tin chi tiết về người gửi, người nhận, mô tả hàng hóa, trọng lượng, số lượng, và các điều kiện vận chuyển.
4. Freight Forwarder
Freight Forwarder (công ty giao nhận vận tải) là một đơn vị trung gian điều phối và quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa. Freight forwarder tư vấn các phương án vận chuyển tối ưu, xử lý các chứng từ quan trọng, hỗ trợ khai báo và thông quan hàng hóa. Họ theo dõi quá trình vận chuyển, quản lý lưu kho, phân phối hàng hóa, và phối hợp với các bên vận tải giao hàng.
5. IATA (International Air Transport Association)
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế là tổ chức thương mại toàn cầu của các hãng hàng không. IATA đưa ra các tiêu chuẩn và quy định quốc tế cho hoạt động vận tải hàng không, bao gồm quy trình vận chuyển hàng, mã sân bay, mã hãng bay, quy định về an toàn hàng không, và các quy tắc an ninh.
Tổ chức này xây dựng các chương trình đảm bảo an toàn bay và quy định an ninh. IATA giúp các hãng hàng không tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả vận tải.
6. Manifest
Manifest (bản kê khai hàng hóa) là tài liệu quan trọng, liệt kê chi tiết về tất cả các mặt hàng hoặc kiện hàng được vận chuyển. Manifest giúp cho các bên liên quan, bao gồm hải quan, hãng vận tải, và người nhận biết được thông tin về lô hàng, hỗ trợ quá trình theo dõi, quản lý và kiểm soát hàng hóa.
Bao gồm mô tả chi tiết từng loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, thể tích, mã hàng hóa và mã container (nếu có). Manifest ghi rõ tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của cả người gửi hàng và người nhận hàng.
7. Unit Load Device (ULD)
Unit Load Device (ULD) là thiết bị chứa hàng được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa hoặc hành lý trên máy bay. ULD có thể là dạng container kín hoặc pallet. Các container có kích thước khác nhau, thiết kế để vừa vặn với khoang hàng của các loại máy bay.
ULD giúp bảo vệ hàng hóa khỏi va đập, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. ULD giúp hãng hàng không và các đơn vị logistics theo dõi và quản lý dễ dàng.
8. Consignee
Thuật ngữ trong logistics vận chuyển đường hàng không nói về Người nhận hàng. Là bên được chỉ định để nhận hàng hóa trong một giao dịch vận tải.
Consignee cần khai báo hải quan, thanh toán phí liên quan, kiểm tra và báo cáo hàng hóa. Họ có quyền khiếu nại với hãng vận chuyển hoặc công ty bảo hiểm để được bồi thường.
9. Shipper
Shipper (người gửi hàng) là bên chịu trách nhiệm chuẩn bị và gửi hàng cho hãng vận chuyển. Shipper chuẩn bị các tài liệu quan trọng như vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, và các chứng từ hải quan khác. Shipper phối hợp với hãng vận tải hoặc công ty giao nhận (freight forwarder) để lên kế hoạch và xác định phương thức vận chuyển phù hợp.
10. Handling Fee
Khoản phí tính cho các dịch vụ liên quan đến việc xử lý, bốc dỡ, kho bãi và quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đây là khoản phí phụ thu áp dụng để bù đắp chi phí cho các công việc liên quan đến việc tiếp nhận, kiểm tra, đóng gói lại, chuyển hàng và các dịch vụ khác.
11. ETD (Estimated Time of Departure)
Thời gian dự kiến chuyến bay khởi hành, để các bên liên quan lên kế hoạch vận chuyển. Tính toán làm thủ tục hải quan, sắp xếp bốc xếp, và giao hàng. ETD là thời gian dự báo chứ không phải là thời gian chính xác.
12. DIM Weight (Dimensional Weight)
Trọng lượng thể tích, tính toán dựa trên kích thước hàng hóa, áp dụng với kiện hàng nhẹ nhưng chiếm nhiều không gian.
DIM weight được tính bằng công thức:
DIM Weight = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/ Hệ số DIM.
Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của kiện hàng được đo bằng đơn vị cm. Hệ số DIM là một số do hãng vận chuyển quy định (thường là 5000 hoặc 6000).
13. Dangerous Goods (DG)
Chỉ các loại Hàng hóa nguy hiểm như chất hóa học, chất nổ, độc hại hoặc có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe, an toàn, tài sản hoặc môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu trữ, hoặc xử lý.
Hàng hóa nguy hiểm được quản lý theo các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt IATA.
14. Perishable Cargo
Các loại Perishable Cargo thực phẩm, dược phẩm có thời gian bảo quản ngắn và dễ bị hư hỏng hoặc mất giá trị. Cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc trong điều kiện môi trường đặc biệt.
15. Transit Time
Khoảng thời gian cần thiết để hàng hóa di chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đến.
2. Thuật ngữ trong logistics vận chuyển đường hàng không ít gặp
1. Backhaul: Quá trình vận chuyển hàng hóa trên hành trình trở về, sau khi hoàn thành giao hàng tại điểm đến ban đầu. Việc sử dụng backhaul giúp tối ưu chi phí vận chuyển, nhờ tận dụng không gian trống trên máy bay.
2. Main Deck là boong chính của một tàu hàng hoặc máy bay cargo, nơi chứa phần lớn hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Main deck là khu vực phía trên thân máy bay, thường là nơi vận chuyển hàng hóa lớn và nặng.
3. Courier: Dịch vụ chuyển phát nhanh áp dụng cho các kiện hàng nhỏ, bưu phẩm, hồ sơ tài liệu, chứng từ. Express cargo: Các lô hàng đặc biệt chuyển phát nhanh, cần thông quan nhanh hơn thông thường.
4. Cut-off Time: Thời gian cuối cùng mà một lô hàng có thể được gửi đi để kịp chuyến vận chuyển.
5. FOB (Free on Board): Điều khoản giao hàng trong đó người bán chịu trách nhiệm đưa hàng lên máy bay, người mua chịu chi phí khi đến đích.
6. FCA (Free Carrier): Điều khoản giao hàng FCA, trong đó người bán giao hàng cho hãng vận chuyển tại một địa điểm đã thỏa thuận, sau đó người mua chịu trách nhiệm.
7. Cargo Manifest: Bảng kê chi tiết về hàng hóa trên chuyến bay, dùng cho việc kiểm tra của hải quan và hãng vận chuyển.
8. Special Cargo: Các loại hàng hóa yêu cầu xử lý đặc biệt trong quá trình vận chuyển do tính chất riêng biệt như hàng dễ hỏng, hàng nguy hiểm, hàng dễ vỡ.
9. RFS (Road Feeder Service): Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, chuyển hàng từ sân bay đến điểm đích khác. Bao gồm các kho bãi, nhằm bổ sung cho quá trình vận chuyển hàng không.
10. Demurrage: phí lưu kho phát sinh khi hàng hóa không được nhận hoặc vận chuyển ra khỏi cảng/sân bay trong thời gian quy định sau khi đến nơi.
3. Nắm chắc thuật ngữ trong logistics vận chuyển đường hàng không
Dưới đây là một số lợi ích khi hiểu rõ các thuật ngữ:
- Hiểu quy trình từ chuẩn bị giấy tờ, làm thủ tục hải quan, đến giao hàng. tránh nhầm lẫn.
- Sử dụng đúng thuật ngữ giúp truyền đạt yêu cầu và nhận thông tin đúng từ đối tác, tránh hiểu lầm.
- Dễ dàng phân biệt giữa các dịch vụ, tránh sai sót trong việc tính toán chi phí, thời gian.
- Lên kế hoạch vận chuyển tối ưu, giảm thiểu chi phí phát sinh và tránh các sự cố.
- Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tránh việc bị phạt hoặc bị giữ hàng.
Mong rằng với những thuật ngữ về Logistics vận chuyển hàng không ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng gửi nhận hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ vận chuyển hàng, xin liên hệ DHD Logistics.