Tài trợ thương mại? Các hình thức tài trợ thương mại hiện nay

Tài trợ thương mại được biết đến là sự hỗ trợ tài chính từ dịch vụ ngân hàng, nhằm hỗ trợ và tạo cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều lợi ích khác nhau. Vậy tài trợ thương mại cụ thể là gì? Gồm có những hình thức tài trợ thương mại nào?

Tài trợ thương mại là gì?

Tài trợ thương mại (tiếng anh Trade Finance) là hình thức khác của cho vay thương mại. Tài trợ thương mại được xem là trung gian giữa người bán và người mua trong các hoạt động thanh toán quốc tế.

Tài trợ thương mại được xem là các sản phẩm có liên quan đến tài chính mà ngân hàng và doanh nghiệp được dùng cho mục đích thực hiện các hoạt động thương mại. Tài trợ thương mại là một trong những công cụ kinh doanh hữu ích mang tính chất giao thương quốc tế, tạo được điều kiện hoạt động tốt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Tài trợ thương mại xuất nhập khẩu

Vai trò của tài trợ thương mại

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể thuận tiện cho việc mua bán hàng hóa quốc tế, các hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng tác động đến rất nhiều khía cạnh khác nhau.

Vai trò chủ yếu của tài trợ thương mại là hỗ trợ doanh nghiệp giữ vững được nguồn tài chính ổn định để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh và các khoản vay tín dụng thương mại lâu dài. Tạo cho các doanh nghiệp được niềm tin và có động lực để phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận doanh thu.

Nhờ hoạt động tài trợ thương mại từ các ngân hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra được các lợi ích kép. Doanh nghiệp có thể phát triển hơn trong hoạt động kinh doanh và ngân hàng cũng có thể nâng cao được uy tín, có thể tiến xa để giành được các hợp đồng giao thương kinh tế.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể giảm được các rủi ro tài chính, tỷ giá, lãi suất của các hình thức thanh toán quốc tế khi tiến hành giao thương quốc tế. Các rủi ro này được ngân hàng tài trợ thương mại hỗ trợ.

Các hình thức tài trợ thương mại tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam có các hình thức tài trợ thương mại sau:

Tài trợ thương mại xuất/ nhập khẩu

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích mang lợi ích cho cả bên mua và bên bán giữa các quốc gia với nhau.

Tài trợ thương mại trong nước

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bán trong lãnh thổ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu lưu động vốn mua bán hàng hóa, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh thực hiện thuận tiện hơn các giao dịch hàng hóa.

Tài trợ thương mại quốc tế

Hỗ trợ tài chính cho các đơn vị kinh doanh ở các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ thị trường thế giới để sinh lời.

Dòng vốn tài trợ thương mại được vận hành từ hai dòng vốn như sau:

  • Tổ chức cá nhân:  dòng vốn từ các tổ chức cá nhân đa phần là từ các sản phẩm tài chính của các ngân hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thông qua thị trường tín dụng theo nguyên tắc cho vay và có hoàn trả có đền bù tiền lãi.
  • Tổ chức chính phủ và tài chính: dòng vốn này được nhận theo dạng quốc tế được phân bổ trực tiếp cho các đối tượng theo chỉ định của Chính phủ.

tài trợ thương mại quốc tế

Bảo lãnh nhận hàng

Hình thức này hỗ trợ doanh nghiệp có thể nhận hàng trước khi nhận bộ chứng từ vận chuyển. Ngân hàng sẽ là người đại diện trả tiền hàng cho các bên mua hàng để nhận hàng, trong thời gian quy định phải hoàn trả lại cho ngân hàng các số tiền gốc và lãi.

Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu

Đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp xuất khẩu, nâng cao được uy tín trong đàm phán thương mại của doanh nghiệp. Gói vay này đáp ứng được các nhu cầu ngắn hạn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với mục đích giảm thiểu tối đa các rủi ro tỷ giá.

Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu

Ngân hàng là trung gian được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ủy quyền lại cho ngân hàng để thu hộ, kiểm tra thông báo chứng từ cho đối tác của khách hàng của mình. Sau đó doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền hàng lại cho ngân hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tiếp cận 2 hình thức tài trợ thương mại trong ngân hàng là tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp

Tài trợ thương mại trực tiếp

Hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp nhờ vào việc vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận chuyển được thanh toán thông qua các hình thức thu hộ, bao thanh toán, tín dụng và cả chứng từ.

Tài trợ thương mại gián tiếp

Tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh tốt thông qua các chính sách lãi suất, môi trường pháp lý ổn định, tỷ giá ít rủi ro,…

Lợi ích của tài trợ thương mại đối với các bên

Nhằm với mục đích góp phần tăng trưởng thương mại quốc tế, tài trợ thương mại đem lại những lợi ích như sau:

Đối với doanh nghiệp:

  • Cải thiện và duy trì dòng tiền: Doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn tài chính an toàn, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhờ cải thiện được dòng tiền và từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động.
  • Tăng doanh thu: Thúc đẩy được hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, doanh thu tăng trưởng qua các hoạt động thương mại, góp phần tăng doanh thu và thu nhập cho doanh nghiệp.
  • Giảm thiểu rủi ro: Doanh nghiệp sẽ được ngân hàng kiểm duyệt dự án, giúp giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh khi hoạt động thương mại. Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp còn giảm được những khó khăn tài chính thông qua các chính sách tài trợ thương mại.

Đối với ngân hàng

  • Gia tăng các mối quan hệ: Được hợp tác nhiều hơn với các cơ quan tổ chức ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, được tiếp cận với nhiều thị trường tài chính ngân hàng quốc tế giúp nâng cao độ uy tín và khẳng định được vị thế của doanh nghiệp hợp tác.
  • Tăng doanh thu, lợi nhuận: Tăng doanh thu từ lãi suất và các dịch vụ từ các hợp đồng với doanh nghiệp, bên cạnh đó còn có các khoản ký kết đặt cược với mức giá cao.
  • Hạn chế rủi ro: Mang tính kiểm chứng minh bạch, khả năng thực thi sử dụng vốn và kiểm soát được các hoạt động giao dịch thông qua tài khoản,… doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thanh toán giao dịch. Hạn chế được rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.

Đối với nền kinh tế nước nhà:

  • Hòa nhập thị trường: Các sản phẩm hàng hóa có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế trong môi trường quốc tế từ đó tạo thêm được các mối quan hệ mật thiết giữa các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Dung hòa và cân bằng các nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó có thể tạo được sự cân bằng cho cán cân cung cầu và kích hoạt chi tiêu.
  • Hiện đại hóa nền kinh tế: Chuyển giao các cải tiến công nghệ hiện đại, hỗ trợ trong các khâu sản xuất nhằm tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Đây là những thông tin về tài trợ thương mại và các hình thức tài trợ thương mại hiện nay. Hãy liên hệ ngay với DHD Logistics chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn sử dụng các hình thức tài trợ thương mại thích hợp.

 

Hotline: 0973996659

Fanpage: DHD Logistics

Website: https://dhdlogistics.com/

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.