Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 và cách tra cứu biểu thuế

Việc sử dụng biểu thuế xuất nhập khẩu đã quá quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu và với các bộ phận khai báo hải quan và chứng từ. Biểu thuế xuất nhập khẩu qua từng năm sẽ có những thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi năm. Vậy biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 có những thay đổi gì so với các năm trước?
Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu về biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 và cách tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu nhé!

Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024

Biểu thuế xuất nhập khẩu là một công cụ hỗ trợ trong việc tra cứu mã HS code và các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu. Biểu thuế xuất nhập khẩu cũng được xem là một bảng tổng hợp các loại thuế suất: thuế suất tỷ lệ và thuế suất cố định được quy định bởi Nhà nước để áp dụng tính thuế cho các đối tượng cụ thể. Cấu trúc của biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 sẽ cụ thể như các mục dưới đây:

Các nội dung trong file biểu thuế xuất nhập khẩu 2024

Cũng như biểu thuế xuất nhập khẩu như những năm trước, file excel biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 sẽ bao gồm các nội dung chính như:

  • Phần biểu thuế 2024: bao gồm các nhóm, phân nhóm HS Code của hàng hóa, phần mô tả hàng hóa bằng tiếng Việt và tiếng Anh, sau đó sẽ đến cột đơn vị tính và các cột sắc thuế. Trong mục HS code, các nhóm và phân nhóm được hiển thị với các màu sắc khác nhau theo cấp độ để dễ dàng tra cứu.
  • Bên cạnh phần biểu thuế 2024 thì có các mục biểu thuế ưu đãi giữa Việt Nam và các khu vực/quốc gia khác nhau như biểu thuế XK, biểu thuế NK thông thường, biểu thuế NK ưu đãi, biểu thuế GTGT, biểu thuế TTĐB, biểu thuế BVMT, 22 biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt & 03 biểu thuế XK ưu đãi của VN tham gia 17 Hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Biểu thuế xuất nhập khẩu mới 2024
Biểu thuế Xuất Nhập khẩu cập nhật mới năm 2024

Những thay đổi trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2024

Trong năm 2023, biểu thuế xuất nhập khẩu đã được thay đổi 2 lần vào tháng 01/2023 và tháng 7/2023, cụ thể như sau:

Vào tháng 01/2023, biểu thuế cập nhật những mặt hàng đã thay đổi mã HS code so với các năm cụ thể:

  • Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 31/2022/TT-BTC. Danh mục hàng hóa được thay đổi và được bổ sung các mã HS code mới trong biểu thuế 2023.
  • Biểu thuế XNK thông thường, NK ưu đãi được cập nhật theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Công văn số 5731/TCHQ-TXNK ngày 29/12/2022 (đã được cập nhật vào thay đổi tháng 7/2023).
  • Các biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt, XK ưu đãi được cập nhật theo các Nghị định từ 112 đến 127 & 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính Phủ.
  • Các chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đến 8.724/14.414 mã HS (tham chiếu theo chính sách đã cập nhật từ trước do các Bộ/Ngành chưa ban hành các danh mục hàng hóa mới theo Thông tư 31/2022/TT-BTC).

Vào tháng 7/2023 (11,12/07/2023) biểu thuế cập nhật những thông tin sau:

  • Biểu thuế nhập khẩu thông thường theo Quyết định số 15/2023/QĐ-TTG.
  • Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP.
  • Biểu thuế xuất khẩu theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP.
  • Giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
  • Chính sách quản lý hàng hóa mới của Nhà nước.
  • Thay đổi thuế GTGT và cột VAT cho các mặt hàng cụ thể.
  • Bổ sung cột: “Chi tiết giảm VAT”
  • 3 phụ lục I, II, IIIa, IIIb tích hợp trong file Biểu thuế.

Vào tháng 01/2024 biểu thuế Xuất Nhập khẩu 2024 cập nhật liên quan đến hàng hóa NK,XK:

  • 16 biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt (ACFTA, ATIGA, AJCEP, VJEPA, AKFTA, AANZFTA, AIFTA, VKFTA, VCFTA, VN-EAEU, CPTPP, AHKFTA, VNCU, EVFTA, UKVFTA, RCEPT);
  • Biểu thuế GTGT (cập nhật Nghị định 94/2023/NĐ-CP);
  • Biểu thuế XK, XK ưu đãi CPTPP, XK ưu đãi EVFTA, XK ưu đãi UKVFTA;
  • Biểu thuế TTĐB, thuế BVMT.

Có tổng 25 biểu thuế.

Cách tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu

Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 cũng là cơ sở để tra cứu mã HS code, từ đây để xác định được thuế suất của hàng hóa.

Trong biểu thuế xuất nhập khẩu sẽ hiện từng phần như sau:

  • Mã hàng hóa: mục này sẽ thường là mã HS code của hàng, các mã HS code sẽ được hiển thị với nhiều màu sắc khác nhau theo cấp độ để dễ tra cứu.
  • Mô tả hàng hóa tiếng Việt – tiếng Anh: mô tả hàng hóa sẽ được gom vào từng chương, phần cụ thể và được mô tả cụ thể chất liệu, công dụng của từng loại hàng hóa để tránh sự nhầm lẫn mã HS code giữa các mặt hàng tương tự nhau.
  • Đơn vị tính: thông thường khi khai báo tờ khai hải quan, sẽ theo đơn vị tính trong biểu thuế để có thể phân biệt được đơn vị tính của từng mặt hàng và có thể dễ dàng quản lý được số lượng xuất nhập khẩu của mặt hàng hóa đó.

Bên cạnh đó, ta có thể thấy được các biểu thuế mà mặt hàng hóa phải đóng thuế. Các loại thuế sẽ được thể hiện cụ thể từng mục rõ ràng.

Từ cột số 1 – cột 20 sẽ là 20 thuế được áp dụng theo mỗi mặt hàng khác nhau. Các sắc thuế này thông thường sẽ là những thuế ưu đãi được thỏa thuận giữa Việt Nam và các khu vực/ quốc gia.

 

Các loại biểu thuế theo hiệp định thương mại
Các loại thuế ưu đãi theo hiệp định thương mại

Ta có các loại biểu thuế liên quan đến Xuất nhập khẩu hàng hóa đánh số từ 1-26 bao gồm:

  1. Biểu thuế nhập khẩu thông thường – NKTT.
  2. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi – NKUD.
  3. Biểu thuế giá trị gia tăng – VAT.
  4. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2022 – 2027 – ACFTA.
  5. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN giai đoạn 2022 – 2027 – ATIGA.
  6. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2022 – 2023 – 2024 – 2025 – 2026 – 2027 – 2028 – AJCEP.
  7. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2022 – 2028 – VJEPA.
  8. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022 – 2017 – AKFTA.
  9. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Ốt-xtrây-lin – Niu Di lân giai đoạn 2022 – 2027 – AANZFTA.
  10. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2022 – 2027 – AIFTA.
  11. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2022 – 2027 – VKFTA.
  12. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2022 – 2027 – VCFTA.
  13. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á- u và các quốc gia thành viên giai đoạn 2022 – 2027 – VNEAEUFTA.
  14. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Cuba – VCFTA.
  15. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2022 – 2027 – AHKFTA.
  16. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam -Liên minh Châu u – EVFTA.
  17. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len – UKVFTA.
  18. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Lào – VN-LAO.
  19. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022 – 2027 – CPTPP.
  20. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hiệp định Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 – 2027 – RCEP.
  21. Thuế tiêu thụ đặc biệt – TTDB.
  22. Biểu thuế xuất khẩu – XK.
  23. Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi để thực hiện hiệp định CPTPP – CPTPP-XK.
  24. Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi – EVFTA.
  25. Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt – UKVFTA.
  26. Thuế bảo vệ môi trường – BVMT.

Bên cạnh biểu thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu, ta còn có thể biết được biểu thuế nào được cấp phép C/O nào.

Các loại biểu thuế theo hiệp định thương mại

Tùy theo từng mặt hàng hóa, tùy theo mỗi hiệp định ký kết với Việt Nam sẽ quy định được hưởng các mức thuế khác nhau. Các mức thuế được quy định rõ ràng trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 và theo từng loại hàng hóa mà chúng quy định.

Bên cạnh biểu thuế 2024, trong file excel còn có những thông tin về các biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định đối tác kinh tế với các khu vực/quốc gia và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam. Trong các file sẽ có chi tiết những mặt hàng nào sẽ được hưởng các thuế ưu đãi đặc biệt nào.

Từ biểu thuế xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể nắm bắt được mặt hàng sẽ thuộc nhóm sản phẩm nào và những loại thuế suất phải thực hiện đóng cho Nhà nước.

Ví dụ cách tra biểu thuế nhập cần câu từ Trung Quốc

Từ bảng biểu thuế ta có thể nhìn được sản phẩm cần tìm có những điều sau đây:

Thuộc “chương 95”: Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ, thiết bị thể thao; các bộ phận và phụ kiện của chúng.

Tra cứu thuế nhập khẩu cần câu từ Trung Quốc
Tra thuế nhập khẩu cần câu từ Trung Quốc trong biểu thuế XNK 2024

Phân nhóm 9507: Cần câu, lưỡi câu và các loại dây câu khác; vợt lưới bắt cá, vợt lưới bắt bướm và các loại lưới tương tự; chim giả làm mồi (trừ các loại thuộc nhóm 92.08 hoặc 97.05) và các dụng cụ cần thiết dùng cho săn hoặc bắn tương tự.

Các sản phẩm thuộc trong nhóm 9507 sẽ bao gồm:

  • 95071000 – Cần câu, đơn vị tính là chiếc.
  • 95072000 – Lưỡi câu, có hoặc không có dây cước, đơn vị tính là kg/chiếc.
  • 95073000 – Bộ cuộn dây câu, đơn vị tính là cuộn.
  • 95079000 – Loại khác, đơn vị tính là kg/chiếc.

Nếu bạn nhập cần câu từ Trung Quốc thì sẽ áp mã HS code: 95071000. Nhập khẩu cần câu từ Trung Quốc sẽ phải chịu thuế nhập khẩu 5% và thuế VAT là 8%.

Trên đây là những thông tin về biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 mà DHD Logistics đã cung cấp. Hy vọng đã đem lại những thông tin cần thiết về biểu thuế 2024 cho quý khách hàng. Nếu có thắc mắc về biểu thuế như về mã HS code hay các vấn đề thuế suất thì hãy liên hệ DHD Logistics chúng tôi. Chúng tôi tư vấn cho quý khách hàng những thông tin và khai báo hải quan chính xác và nhanh chóng nhất.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu,Cầu Giấy, Hà Nội

791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.