Xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là hai hình thức mua bán quốc tế được sử dụng phổ biến. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch. Nên lựa chọn Xuất nhập khẩu chính ngạch hay Xuất nhập khẩu tiểu ngạch? Qua bài viết dưới đây, DHD Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.
Xuất nhập khẩu chính ngạch là gì?
Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức mua bán hàng hóa mang tính quốc tế cao. Hoạt động mua bán được thực hiện dựa trên hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu. Trong hợp đồng quy định rõ các điều khoản về hàng hóa, giá cả, thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm, trách nhiệm của các bên,…
Khác xa với xuất nhập khẩu tiểu ngạch chỉ áp dụng cho với cư dân vùng biên giới 2 nước. Xuất nhập khẩu chính ngạch dành cho các doanh nghiệp mua bán với nhau trên toàn thế giới. Việt Nam tham gia rất nhiều các tổ chức, hiệp định thương mại nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế.
Tổng hợp các hiệp định thương mại tự do FTA của Việt Nam: AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJEPA, AIFTA, AANZFTA, VCFTA, VKFTA, VN – EAEU FTA, CPTPP, AHKFTA, EVFTA, UKVFTA, RCEP, VIFTA, Việt Nam – EFTA FTA, ASEAN – Canada, Việt Nam – UAE FTA.
Các hiệp định thương mại (FTA) mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất nhập khẩu hàng hóa với mức thuế thấp hoặc bằng 0, giúp họ mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới, giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau. Hoạt động mua bán thường diễn ra ở quy mô nhỏ, giá trị hàng hóa thấp.
Hàng hóa được thực hiện qua các cửa khẩu biên giới hoặc các điểm mòn do chính quyền địa phương hai bên thỏa thuận mở. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có thủ tục hải quan đơn giản hơn so với nhập khẩu chính ngạch. Và thuế nhập khẩu thấp hơn, phí vận chuyển hàng sẽ rẻ hơn. Đây cũng là cơ sở khẳng định, xuất nhập khẩu tiểu ngạch là chính thống, hoàn toàn hợp pháp.
Ở Việt Nam hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch diễn ra ở những khu vực cửa khẩu của một số tỉnh giáp biên giới Lào – Việt Nam, Trung Quốc – Việt Nam, Việt Nam – Campuchia.
Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch thường có giá trị thấp: vải vóc, đồ thời trang, đồ gia dụng, nông sản,… Theo quy định mỗi lần giao dịch mua bán không được quá 2 triệu đồng/người/ngày. Khi tham gia xuất nhập khẩu tiểu ngạch thì cá nhân hay doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan.
So sánh xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch
Phương thức vận chuyển hàng
Đối với Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Phương thức vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Lý do bởi hoạt động mua bán chỉ diễn ra ở khu vùng biên giới. Hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch có thể được vận chuyển bằng xe máy, xe tải, xe thồ,…
Đối với Xuất nhập khẩu chính ngạch: Phương thức vận chuyển hàng bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt. Hàng hóa được đóng Container vận chuyển qua lại giữa các quốc gia.
Bạn có thể quan tâm:
Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu
Với Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Giá trị hàng hóa có giá trị thấp, nhập số lượng ít. Các loại hàng hóa tiêu dùng như quần áo thời trang, mỹ phẩm, nông sản…
Với Xuất nhập khẩu chính ngạch: Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch với số lượng lớn. Ngoại trừ hàng cấm theo quy định thì các loại hàng hóa khác đều được mua bán, từ hàng thông thường đến hàng cồng kềnh, hàng quá cảnh. Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch bắt buộc phải có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Thủ tục xuất nhập khẩu
Với Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản hơn rất nhiều, bao gồm một số giấy tờ sau:
- Tờ khai hàng (HQ7A, HQ7B): Cần lập 2 bản, ghi đầy đủ và chính xác thông tin về hàng hóa, người xuất/nhập khẩu, phương tiện vận chuyển, … theo hướng dẫn của Hải quan.
- Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân chứng minh là cư dân biên giới.
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới do Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.
Với Xuất nhập khẩu chính ngạch: Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường chính ngạch phức tạp. Tùy theo phương thức vận chuyển, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, quy định chính sách nhà nước.
Thủ tục xuất nhập khẩu chính ngạch bao gồm:
- Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Tờ khai hải quan (Customs Declaration)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
- Cùng các loại chứng từ khác theo yêu cầu cơ quan hải quan.
Thuế Xuất nhập khẩu
Với Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch có trong danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu (chính ngạch) thì áp dụng thuế suất trong Biểu thuế xuất nhập khẩu quy định kèm theo Nghị định 110/HĐBT ngày 31 tháng 3 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch có trong danh mục Biểu thuế xuất nhập khẩu (chính ngạch) có thuế suất dưới 5% thì áp dụng thống nhất 5%.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch không có trong danh mục Biểu thuế xuất nhập khẩu (chính ngạch) kèm theo Nghị định số 110/HĐBT thì áp dụng thống nhất 5%.
Với Xuất nhập khẩu chính ngạch: Mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch sẽ áp dụng theo Biểu thuế xuất nhập khẩu theo năm. Thuế nhập khẩu hàng hóa chính ngạch theo quy định thường cao hơn nhiều nhập khẩu tiểu ngạch.
Ngoài ra, nhà nhập khẩu phải chịu các khoản thuế như:
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế chống bán phá giá
- Thuế VAT.
Nên lựa chọn Xuất nhập khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch?
Xuất nhập khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch đều là hình thức mua bán được nhà nước công nhận. Lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu nào cần phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của từng cá nhân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên DHD Logistics khuyên khách hàng không nên sử dụng hình thức tiểu ngạch để trốn thuế, khai báo hàng hóa không đúng thực tế. Điều này làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước và gây mất công bằng cho các doanh nghiệp nhập khẩu chính ngạch.
Nhập khẩu tiểu ngạch không có chứng từ hóa đơn về hàng hóa, nếu cơ quan quản lý kiểm tra nguy cơ bị thu giữ. Đặc biệt, hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch không ổn định, dễ bị ảnh hưởng cấm biên.
Với các chủ Shop, doanh nghiệp chúng tôi khuyến khích sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch. Chính sách của Việt Nam ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu nên thuế rất thấp. Về nhập khẩu chính ngạch, nếu hợp tác với DHD Logistics chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu với chi phí thấp nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.