Hợp đồng ngoại thương là gì? Tổng hợp các kiến thức cần biết

Quá trình hợp tác giữa các bên mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế đều được thỏa thuận, đều được ký kết qua hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác mua bán quốc tế. Vậy hợp đồng ngoại thương là gì? Những điều khoản nào có trong hợp đồng ngoại thương.

Hãy cùng DHD Logistics tìm hiểu các kiến thức về hợp đồng ngoại thương chi tiết nhất nhé!

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương – Sales Contract, còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, được hiểu như một văn bản thỏa thuận giữa người bán với người mua về việc trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế.

Trong hợp đồng ngoại thương quy định bên người bán (xuất khẩu) phải cung cấp đúng, đủ hàng hóa và gửi bộ chứng từ liên quan đến lô hàng cho bên người mua (nhập khẩu). Người mua sẽ có nhiệm vụ thanh toán trả tiền hàng cho người bán bằng các phương thức thanh toán được thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng ngoại thương là văn bản chính thức, trong đó các điều khoản và điều kiện đã được có sẵn trong một văn bản cụ thể. Hợp đồng ngoại thương có hiệu lực từ khi bên cuối cùng ký vào hợp đồng hoặc là hai bên thống nhất có hiệu lực vào thời điểm khác.

Hợp đồng ngoại thương là gì? Tìm hiểu về hợp đồng
Hợp đồng ngoại thương là gì? Tìm hiểu chi tiết về hợp đồng

Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ có những đặc điểm như sau đây:

  • Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia trao đổi mua bán giữa các bên, thông thường sẽ là hai quốc gia khác nhau hay được gọi là bên mua và bên bán. Họ có thể là cá nhân, doanh nghiệp và có vài trường hợp là nhà nước.
  • Đối tượng của hợp đồng bắt buộc là hàng hóa.
  • Nội dung chủ yếu của hợp đồng là nghĩa vụ của hai bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cũng như các điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán giữa hai bên.
  • Hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng, văn bản hoặc được xác lập bằng hành động cụ thể.
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng song vụ và có cam kết.

Nội dung có trong hợp đồng ngoại thương

Trong một bản hợp đồng ngoại thương thường sẽ có những thông tin quan trọng cho cả hai bên. Nội dung cơ bản có trong một bản hợp đồng ngoại thương sẽ thường là:

  • Commodity: mô tả tổng quan về hàng hóa.
  • Quality: mô tả về chất lượng của hàng hóa.
  • Quanlity: số lượng hay chất lượng dựa vào đơn vị tính toán được quy định cho hàng hóa.
  • Price: đơn giá được ghi rõ dựa vào điều kiện thương mại đã thỏa thuận cũng như tổng số tiền trong hợp đồng.
  • Shipment: thời gian và địa điểm giao hàng.
  • Payment: phương thức thanh toán quốc tế
  • Packing and marking: quy cách đóng gói đối với hàng hóa và phần nhãn hiệu trên hàng hóa.
  • Warranty: nội dung bảo hành hàng hóa nếu có.
  • Penalty: các quy định về việc quy phạm hợp đồng, bồi thường hàng hóa hay bồi thường hợp đồng.
  • Insurance: chính sách bảo hiểm hàng hóa.
  • Force majeure: các điều khoản bất khả kháng.
  • Claim: phàn nàn, khiếu nại trong trường hợp một bên có vấn đề.
  • Arbitration: những quy định về luật lệ và đối tượng nào giải quyết cho cả 2 bên khi hợp đồng bị vi phạm.
  • Other terms and conditions: những quy định khác cần thêm vào các điều khoản trên.

Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất

Để hợp đồng ngoại thương được chính xác và chặt chẽ, thì cần có những thông tin cụ thể như sau:

Bố cục của một bản hợp đồng ngoại thương

Phần mở đầu:

  • Tên và số hợp đồng
  • Thời gian lập hợp đồng
  • Thông tin người mua và người bán

Nội dung:

  • Mô tả hàng hóa: Chất lượng, giá cả, số lượng, đơn vị tính, đóng gói, đơn giá,…
  • Các điều khoản về hợp đồng

Phần cuối:

  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng
  • Chữ ký và đóng dấu của đại diện mỗi bên
Mẫu hợp đồng ngoại thương
Mẫu hợp đồng ngoại thương sale contract

Các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương

Trong một bản hợp đồng ngoại thương hoàn chỉnh và chính xác, có những điều khoản sau:

Điều khoản 1: Định nghĩa

Tại đây, quy định các định nghĩa về các thuật ngữ, nếu không có các quy định khác. Các định nghĩa như:

  • Tài liệu liên quan: được hiểu là sách hướng dẫn vận hành, các tài liệu in khác được liệt kê trong các chỉ tiêu kỹ thuật,… và các bản kê phần mềm dùng để hỗ trợ hoặc bổ sung cho các việc hiểu rõ hoặc ứng dụng phần mềm.
  • Giá trị hợp đồng: là tổng giá trị của lô hàng hóa mà bên mua phải trả cho bên bán, hoàn tất nghĩa vụ trong hợp đồng một cách đầy đủ và trọn vẹn. Giá trị sẽ không bao gồm các lãi suất phát sinh do thanh toán chậm hay bất kỳ các hình thức tiền phạt nào.
  • Bảng giá: là bảng tổng kết giá và bảng đơn giá chi tiết theo hợp đồng.

Điều khoản 2: Phạm vi hợp đồng

  • Trách nhiệm của Bên bán
  • Trách nhiệm của Bên mua

Điều khoản 3: Giá trị hợp đồng

Tổng giá trị hợp đồng là:…..(bằng chữ:……), trong đó:

  • Giá trị (vật tư) thiết bị:
  • Giá dịch vụ:

Tổng giá trị của hợp đồng được áp dụng cho các chủng loại và số lượng vật tư thiết bị và dịch vụ được liệt kê trong bảng tổng kết giá ở phụ lục

Điều khoản 4: Điều kiện giao hàng

  • Cảng xếp hàng
  • Cảng đích
  • Thời gian giao hàng kể từ ngày bên bán nhận được L/C
  • Giao hàng từng phần: được phép/ không được phép
  • Chuyển tải: được phép/ không được phép
  • Thông báo trước khi giao hàng: Trong vòng x ngày trước ngày tàu rời cảng xếp hàng theo dự kiến, bên bán sẽ phải thông báo cho bên mua các nội dung: số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng hàng, giá trị hàng, thời gian dự kiến tàu dời cảng.
  • Thông báo giao hàng: Trong vòng x ngày làm việc tính từ ngày tàu dời cảng, bên bán phải thông báo bên mua với các nội dung sau: số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng hàng, tổng số kiện hàng, tổng trọng lượng, giá trị hóa đơn, tên tàu, số hiệu tàu, số vận đơn và thời gian dự kiến tàu tới cảng đích theo ngày ký phát hành vận đơn.

Điều khoản 5: Phương thức thanh toán

Sau khi bàn bạc thảo luận thống nhất đưa ra phương thức thanh toán, cụ thể như:

  • Thanh toán đặt cọc theo quy định.
  • Toàn bộ việc thanh toán sẽ được tiến hành dưới sự xuất trình những chứng từ sau: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận chất lượng và số lượng do Nhà sản xuất cấp, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng.
  • Chấp nhận một bộ chứng từ không có giá trị thanh toán bao gồm cả bản sao hợp đồng thuê tàu gửi qua chuyển phát nhanh cho bên mua chậm nhất 7 ngày kể từ ngày ký phát vận đơn đến địa chỉ bên mua. Mọi chi phí phát sinh do việc giao chứng từ không đúng, không đủ hoặc giao chậm do bên bán chịu.

Điều khoản 6: Thuê tàu

Bên bán cam kết thuê tàu với các chủ tàu uy tín trên thị trường, đối với tàu biển đủ tiêu chuẩn đi biển quốc tế, tuổi tàu không quá lớn. Trong hợp đồng thuê tàu thể hiện rõ cước phí đã trả trước, chủ tàu sẽ chịu mọi trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng lên tàu.

Điều khoản 7: Bảo hiểm

  • Hàng hóa phải được mua bảo hiểm bởi một công ty bảo hiểm được thành lập hợp pháp và có khả năng bảo hiểm mọi rủi ro của hàng hóa.
  • Rủi ro được bảo hiểm: mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại do các yếu tố bên ngoài gây ra và bao gồm cả rủi ro chiến tranh bạo động (đối với các nước có nguy cơ xảy ra chiến tranh, bạo động cao nên yêu cầu các loại bảo hiểm này).
  • Thời gian bảo hiểm: được thỏa thuận giữa hai bên bao gồm cả chuyển tải (nếu có) và các điều kiện bảo hiểm phải tuân theo những điều thỏa thuận giữa hai bên.
  • Người hưởng lợi từ Bảo hiểm: thường sẽ là người mua và được ghi rõ. Khi rủi ro xảy ra, khiếu nại sẽ được thanh toán tại nước người mua.

Điều khoản 8: Kiểm tra hàng hóa

  • Bên bán phải kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng, toàn bộ chi phí do bên bán chịu (kiểm tra lần 1).
  • Kiểm tra lần 2 do đơn vị và chi phí kiểm tra do bên mua chịu.
  • Nếu giữa hai lần kiểm tra có sự khác biệt thì kết quả kiểm tra lần thứ 2 sẽ có tính quyết định. Trong trường hợp có sự khác biệt về số lượng hay chất lượng thì bên mua có quyền khiếu nại và sẽ có những phương án đưa ra giữa hai bên để giải quyết vấn đề.

Điều khoản 9: Bảo hành

Tại đây quy định thời gian được hưởng quyền bảo hành, các chính sách bảo hành hàng hóa giữa hai bên với nhau. Những chi tiết về hư hỏng sẽ được người mua cung cấp cụ thể cho người bán để có thể dễ dàng theo dõi. Bên bán sẽ chịu tất cả các chi phí sửa chữa và thay thế nếu có.

Điều khoản 10: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Tại điều khoản bảo lãnh hợp đồng, sẽ quy định thời gian và các mức bảo lãnh được hưởng. Các chi phí phát sinh khi mở bảo lãnh sẽ là do bên bán chịu và đảm bảo việc bồi thường cho bên mua khỏi những chi phí phát sinh này.

Điều khoản 11: Chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng ngoại thương được quy định dựa trên các lý do và trường hợp bị lỗi giữa hai bên với nhau. Với tiêu chí hai bên cùng nhau hợp tác, không bất kỳ bên nào được phép chấm dứt hợp đồng hay trì hoãn việc thực hiện các mục của hợp đồng mà không có sự đồng ý của đối phương.

Điều khoản 12: Trách nhiệm pháp lý/ Phạt giao hàng chậm

Tại điều khoản 12, bất kỳ khoản tiền nào được xem là nợ phải trả chi bên mua dưới dạng trách nhiệm pháp lý hoặc phạt giao hàng chậm thì số tiền này được thanh toán riêng và không tính chung với giá trị thanh toán của lô hàng.

Tại điều khoản này cũng sẽ quy định các nguyên nhân dẫn đến chịu các trách nhiệm pháp lý, cũng như trong các trường hợp bị chậm trễ khi giao hàng. Và các khoản bồi thường thiệt hại dựa trên tổng giá trị hợp đồng được thỏa thuận giữa hai bên với nhau.

Điều khoản 13: Trường hợp bất khả kháng

Nếu xảy ra bất kỳ trường hợp bất khả kháng, không dự đoán trước như thiên tai, chiến tranh thì hai bên cần thông báo cho nhau về biến cố của trường hợp đó. Những trường hợp làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và hậu quả có thể ảnh hưởng đến đối phương. Trong trường hợp này, hai bên sẽ thỏa thuận và đưa ra phương án giải quyết chung để có thể cải thiện được trong các trường hợp bất khả kháng này.

Điều khoản 14: Sửa đổi hợp đồng

Nếu có bất kỳ sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng, cần có chữ ký đại diện có thẩm quyền hai bên thì hợp đồng mới có giá trị. Văn bản sửa đổi, bổ sung luôn đi kèm với hợp đồng trước đó và là một phần không tách rời của hợp đồng.

Điều khoản 15: Trọng tài kinh tế

Bất kỳ tranh chấp hay những điều khác biệt liên quan đến hợp đồng không thể giải quyết trên cơ sở hòa giải thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế ở Việt Nam với ba trọng tài bổ nhiệm theo quy định của luật pháp Việt Nam.

Phán quyết của trọng tài sẽ được ghi bằng văn bản và sẽ là quyết định cuối cùng ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên. Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện thanh toán và toàn bộ sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ để phân xử.

Điều khoản 16: Luật điều chỉnh hợp đồng

Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ tuân theo luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều khoản 17: Không chuyển nhượng

Bất cứ bên nào cũng không được phép chuyển nhượng một phần hay toàn bộ hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp mà không có sự đồng ý của đối phương.

Nếu trong trường hợp có sự đồng ý của hai bên thì từng điểm hay nhiều điểm trong hợp đồng sẽ được chuyển nhượng hợp pháp và phần còn lại không thay đổi.

Điều khoản 18: Ngôn ngữ và hệ thống đo

Tất cả các giao dịch, liên lạc giữa hai bên đều được sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Các bản vẽ, mô tả kỹ thuật, báo cáo hay tài liệu khác sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh. Hợp đồng sẽ được lập một bảng tiếng Anh và 1 bảng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, nếu có sự khác biệt thì sẽ lấy bảng tiếng Việt làm chuẩn.

Tất cả các tài liệu đi kèm sẽ đi theo lịch quốc tế – ngày dương lịch và ngoại trừ có các quy định khác.

Điều khoản 19: Toàn bộ hợp đồng

Hợp đồng giữa hai bên gồm các điều khoản được ghi trong hợp đồng và đính kèm phụ lục đi kèm.

Trên đây là những thông tin về hợp đồng ngoại thương mà DHD Logistics đã cung cấp. Hy vọng đã cung cấp cho khách hàng được những kiến thức hiểu rõ hơn về hợp đồng ngoại thương. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hóa thì hãy liên hệ ngay với DHD Logistics chúng tôi.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.