Hiện tại, xu hướng khai báo hải quan trực tuyến đang dần phổ biến hơn cả nhằm tối ưu quy trình và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, chính điều này cũng gây ra tình trạng khó kiểm soát hàng hóa, từ đó dẫn đến nhiều trường hợp chủ hàng trốn thuế, nhập hàng cấm…
Do vậy, sau khi hàng hóa đã thông quan, phía hải quan sẽ tiến hành bước kiểm tra. Cùng DHD Logistics tìm hiểu những thông tin chi tiết về kiểm tra sau thông quan qua bài viết dưới đây!
Kiểm tra sau thông quan là gì?
Theo Khoản 1, Điều 77 của Luật Hải quan ban hành năm 2014, kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là hoạt động kiểm tra của phía cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán cũng như một số loại chứng từ, tài liệu hay dữ liệu có liên quan tới hàng hóa. Đây cũng là hành động kiểm tra thực tế hàng hóa trong một số trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi đã được tiến hành thông quan.
Vai trò của việc kiểm tra sau khi thông quan hàng hóa
Thực tế, việc kiểm tra sau khi thông quan có vai trò cực kỳ quan trọng. Cụ thể:
Thứ nhất: Nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của các cơ quan Hải quan, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả việc chống gian lận thương mại. Bên cạnh đó, kiểm tra sau thông quan còn đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, an toàn, góp phần tích cực vào việc giao lưu, phát triển thương mại quốc tế.
Thứ hai: Đảm bảo việc tuân thủ Pháp luật Hải quan và pháp luật có liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung. Từ đó nâng cao ý thức tuân thủ theo quy định pháp luật của các doanh nghiệp.
Thứ ba: Việc kiểm tra sau khi thông quan đảm bảo ngăn chặn hiệu quả tình trạng thất thu ngân sách, giảm chi phí quản lý hải quan đồng thời qua đó giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia vào pháp luật Hải quan.
Thứ tư: Qua hoạt động kiểm tra này có thể dẫn tới việc mở rộng phạm vi kiểm tra trong những lần tiếp theo khi cần thiết, bao gồm kiểm tra chế độ giấy phép, xuất xứ hàng hóa, hạn ngạch, chống bán phá giá…
Thứ năm: Đây là công cụ hiệu quả giúp các cơ quan hải quan có thể nằm được đầy đủ thông tin về các giao dịch có liên quan đã được phản ánh trong sổ sách kế toán cũng như BCTC của doanh nghiệp.
Nội dung cơ bản của kiểm tra sau thông quan
Dưới đây là một số nội dung cơ bản của kiểm tra sau thông quan hàng hóa:
Các trường hợp cần kiểm tra sau thông quan
Dựa trên điều 78, luật Hải quan năm 2014, những trường hợp dưới đây cần kiểm tra sau khi thông quan:
Kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan cũng như những quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
Với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1, điều 78, việc kiểm tra được tiến hành dựa trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hàng hóa.
Kiểm tra việc tuân thủ những quy định pháp luật của người khai báo hải quan.
Địa điểm kiểm tra
Việc thực hiện kiểm tra sau thông quan có thể diễn ra ở 2 địa điểm khác nhau, bao gồm tại cơ quan Hải quan và tại trụ sở của doanh nghiệp.
Thời hạn kiểm tra
Thời hạn kiểm tra sau thông quan sẽ được xác định rõ ràng trong quyết định kiểm tra, tối đa là 10 ngày làm việc.
Trong đó, thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành việc kiểm tra. Với trường hợp vi phạm lớn, nội dung kiểm tra phức tạp, phía người ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn thêm tối đa 1 lần và không quá 10 ngày làm việc.
Quyết định kiểm tra phải được gửi cho phía người khai hải quan trong thời gian 3 ngày kể từ ngày ký, chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành kiểm tra. Người khai Hải quan buộc phải giải trình cũng như cung cấp các loại hồ sơ, chứng từ có liên quan tới hồ sơ được cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra.
Quy trình kiểm tra sau khi thông quan chi tiết nhất
Cùng DHD Logistics tìm hiểu chi tiết hơn về 8 bước trong quy trình kiểm tra sau thông quan dưới đây
Bước 1: Thu thập, phân tích và nhận định thông tin
Thu thập thông tin là hoạt động diễn ra thường xuyên trong quy trình kiểm tra sau thông quan. Thông thường, thông tin sẽ được thu thập từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Hải quan hoặc thu thập bằng văn bản từ phía người đi khai hải quan.
Từ những thông tin đã thu thập được, cơ quan hải quan tiến hành phân loại hồ sơ cũng như hàng hóa xuất/nhập khẩu dựa trên các mức độ rủi ro khác nhau. Với mức độ rủi ro cao, cơ quan hải quan cần tiến hành tra cứu, rà soát thông tin, dữ liệu có trong HTTT quản lý từ khai hải quan, sau đó lựa chọn đề xuất kiểm tra.
Bước 2: Đề xuất kiểm tra
Sau khi hoàn thành bước phân tích, Hải quan tiến hành lựa chọn đối tượng kiểm tra tại trụ sở chi cục Hải quan hoặc trụ sở chi cục kiểm tra sau thông quan. Với trường hợp kiểm tra ở chi cục Hải quan, trường hợp kiểm tra thường là:
- Hàng hóa luồng xanh và chưa được kiểm tra thực tế trước đó.
- Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm hoặc có rủi ro về thuế.
Bước 3: Người có thẩm quyền đưa ra quyết định
Người có thẩm quyền ký ban hành quyết định kiểm tra sẽ tiến hành xem xét đề xuất của phía Hải quan về những dấu hiệu vi phạm, rủi ro….để từ đó phê duyệt nội dung và ký ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở của cơ quan hải quan hoặc trụ sở của người khai hải quan.
Quyết định kiểm tra bắt buộc phải có số, ký hiệu cũng như được đơn vị mở sổ theo dõi chi tiết từ thời điểm phát hành đến thời điểm cập nhật xong kết quả xử lý vụ việc.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra
Dựa trên quyết định kiểm tra và ký đã được ban hành, trưởng đoàn kiểm tra sẽ họp đoàn và sau đó phân công công việc, chuẩn bị lập kế hoạch kiểm tra chi tiết.
Như đã chia sẻ ở trên, có 2 hình thức kiểm tra sau thông quan, bao gồm tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở của Doanh nghiệp. Lựa chọn hình thức kiểm tra nào sẽ do phía cơ quan Hải quan đưa ra quyết định.
Bước 5: Báo cáo kết quả
Sau khi kết thúc thời gian kiểm tra, trong thời gian tối đa 3 ngày kể từ thời điểm hết hạn kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập báo cáo và đưa ra đề xuất xử lý kết quả kiểm tra. Phía người có thẩm quyền ký thông báo kết quả kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo xử lý các công việc có liên quan tới kết quả kiểm tra theo quy định.
Bước 6: Kết luận
Sau khi có báo cáo, phía người có thẩm quyền kết luận kiểm tra phải có trách nhiệm chỉ đạo đoàn kiểm tra lập ra dự thảo kết luận kiểm tra tại trụ sở của người khai hải quan.
Bước 7: Đưa ra quyết định xử lý kiểm tra
Khi đã có kết quả, bộ phận chức năng tiến hành xử lý các đầu việc có liên quan tới kiểm tra như: Quyết định ấn thuế, xử phạt vi phạm hành chính với cá trường hợp có vi phạm, giải quyết khiếu nại..
Bước 8: Cập nhật và lưu giữ
Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật và lưu giữ lại trên hệ thống. Thực tế quy trình này đa phần sẽ được các cơ quan chức năng của cục Hải quan tiến hành, do đó doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cũng như có sợ hợp tác với đoàn kiểm tra.
Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan
Nếu rơi vào trường hợp kiểm tra tại cơ quan Hải quan, phía Hải quan sẽ tiến hành mời Doanh nghiệp tới để kiểm tra hồ sơ. Lúc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Thứ nhất: Đọc thật kỹ quyết định kiểm tra, bao gồm những nội dung như thời gian, địa điểm, loại tờ khai cần kiểm tra, mục đích kiểm tra…
Thứ hai: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của lô hàng thuộc diện phải kiểm tra đã được ghi rõ trên quyết định. Cần chuẩn bị 2 bản hồ sơ bao gồm bảo san và bản chính, hồ sơ càng chuẩn bị chi tiết, chính các thì càng dễ làm việc và nhanh chóng kết thúc kiểm tra.
Thứ ba: Thông thường việc kiểm tra sẽ xoay quanh vấn đề giá khai báo của lô hàng. Trường hợp bạn chứng minh được thì sẽ không có vấn đề gì, ngược lại, bạn có thể bị cơ quan Hải quan áp mức thuế cao hơn đồng thời tiến hành một số biện pháp như truy thu thuế hay xử phạt hành chính.
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc kiểm tra sau thông quan từ DHD Logistics. Thực tế, đây chỉ là hình thức để Hải quan có thể xác mình lại thông tin chính xác nhất, nhằm đảm bảo quy định của Pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề kiểm tra sau khi thông quan, vui lòng liên hệ DHD Logistics để được chúng tôi tư vấn và giải đáp!
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.