SOC là gì? Vai trò của SOC trong ngành Logistic

Nếu những ai đang làm trong ngành xuất nhập khẩu thì có lẽ đã không còn xa lạ gì với cụm từ SOC. Tuy nhiên một số người nếu mới bước vào tìm hiểu lĩnh vực này thì còn khá bỡ ngỡ và chưa hiểu được tầm quan trọng của SOC. Vậy SOC là gì? Phí SOC là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

SOC là gì?

Trước hết để hiểu được tầm quan trọng của SOC đối với ngành logistic. Bạn cần phải biết soc là gì? và nguồn gốc của SOC đến từ đâu. SOC là tên viết tắt của cụm từ Shipper Owned Container. Consignee (người nhận hàng) sau khi đã kéo được container về một kho riêng thì sẽ được sử dụng luôn mà không cần phải trả rỗng lại cho những hãng tàu.

Hoặc sẽ phải trả phí DEM/DET (DME: là phí lưu container tại các bãi cảng mà hãng tàu sẽ phải thực hiện thu từ khách hàng, DET chính là phí lưu container tại kho được đóng cho các hãng tàu). Bởi đối với SOC thì các hãng tàu không gia hạn freetime cho DEM/DET. Sau khi sử dụng xong thì người nhận hàng hoá có thể giữ lại container hoặc có thể tái xuất để trả cho shipper. Điều này đôi khi sẽ còn tùy thuộc vào việc thỏa thuận và ký kết giữa hai bên rồi mới đi đến quyết định.

Hiện nay, tại Việt Nam SOC trong một vài năm gần đây mới dần trở nên phổ biến. Bởi trước đây chủ yếu các doanh nghiệp thường đưa ra lựa chọn vận chuyển hàng hóa nội địa. Việc sử dụng SOC sẽ hữu dụng nếu như điểm đến cuối của lô hàng này ở xa hơn so với cảng biển. Và phải mất rất nhiều ngày để vận chuyển được container từ cảng về đến nhà máy.

soc nghia la gi
SOC được hiểu là gì? Tầm quan trọng trong Logistics

Bạn có thể quan tâm: Proforma Invoice là gì? Thời điểm phát hành Proforma Invoice khi nào?

Phí SOC là gì? Nguyên nhân phát sinh phí SOC như thế nào?

Phí SOC là phí sử dụng container do người chủ của hàng hoá cần phải trả cho chủ của xe container. Chính là người gửi hàng hoặc có thể là chủ hàng. Mức phí SOC này có thể được thương lượng hoặc miễn phí, điều này sẽ còn tuỳ thuộc vào mối quan hệ của bên mua bán và container có thuộc chủ sở hữu của chủ hàng đó hay không.

Vậy bạn có thắc mắc nguyên nhân nào khiến cho phí SOC phát sinh hay không? Nếu xét về góc độ kinh tế khi một công ty mua được một xe container thì đây sẽ là một điều khá dễ hiểu. Trường hợp mà chủ cửa hàng mua container thì sẽ khá tốn kém. Nhưng nếu bạn đi thuê từ bên ngoài của công ty vận chuyển và bạn cần sử dụng để chở hàng hóa trong một thời gian dài thậm chí là lên tới hàng tháng. Khi đó bạn sẽ thấy được giá trị của hãng tàu sẽ tính cho phí đi thuê container rơi vào khoảng 17 USD/ngày.

Đối với trường hợp với 20 feet thì thời gian sẽ là DEM/DET và được tính trong khoảng 50 ngày. Lô hàng sẽ vận chuyển với 4 Container 20ft. Khi đó hãng tàu sẽ tính cho chủ hàng mức phí COC là : 17 * 50 * 4 = $ 3,400.

Nếu trường hợp có hàng thường xuyên và chủ không muốn chịu mức phí này mà tự mình mua container. Việc thực hiện mua container có thể chủ sở hữu thực sự là của hàng hoá đó hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Phí SOC và nguyên nhân phát sinh SOC như thế nào?
Phí SOC luôn có nhưng sẽ phát sinh thêm khi thời gian thuê container kéo dài

Tìm hiểu ưu nhược điểm của SOC là gì?

Vậy SOC có những ưu điểm và nhược điểm gì trong hoạt động logistic. Cùng tìm hiểu qua phần thông tin ngay bên dưới đây nhé!

Ưu điểm của SOC

Những container SOC  sẽ thuộc vào chủ sở hữu của chủ hàng hoá đó do vậy mà container nhập khẩu sẽ được sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong một thời gian khá dài. Sẽ không có phí tạm giữ bởi họ không cần phải trả lại container cho phía công ty vận chuyển hàng hoá cũng như các hãng tàu. Một trong những điểm nổi bật nữa đó là nhà xuất khẩu sẽ tự quản lý được các container của mình.

Khi sử dụng Container COC bạn sẽ không thể biết được tình trạng của container ở tại thời điểm đặt tàu. Đôi khi sẽ không lựa chọn được container và vô tình lấy phải những Container không chất lượng điều này có thể gây ra những tổn hại và tốn kém thêm chi phí sửa chữa không đáng có cho phía người nhận.

Hơn nữa đối với những loại hàng hoá như vải vóc không được thấm ướt sẽ rất dễ bị hỏng khi thuyền không may đi vào những trận mưa lớn, bão. Do đó lợi thế của việc sử dụng SOC sẽ giúp bạn tự quản lý và bảo trì được container bất cứ lúc nào cần thiết.

Nhược điểm của SOC

– Đầu tư ban đầu sẽ là bắt buộc: Sự đầu tư và nguồn vốn đầu tư ban đầu

– Việc quản lý các container sẽ rất tốn kém và mất thời gian khá nhiều.

– Một nhược điểm khác nữa của việc sử dụng SOC container đó chính là bạn cũng cần một nguồn vốn để mua container ban đầu.

Tiền của bạn sẽ bị ràng buộc với những container này và ảnh hưởng khá nhiều đến dòng tiền của bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của các container này thì bạn cũng sẽ phải trả ra một khoản “phí quản lý”.

>>> Bạn có thể quan tâm: Fulfillment là gì? Lĩnh vực nào đang cần tới dịch vụ này?

Một số sự khác biệt giữa COC và SOC là gì?

COC được hiểu là container thuộc chủ sở hữu của hãng tàu. Khi hàng đến cảng đích, thì người nhận hàng sẽ đến để nhận hàng hàng và thực hiện kéo hàng về kho riêng của mình để tiến hành dỡ hàng. Những container rỗng sau khi đã được dỡ hết hàng xuống cần được trả lại cho hãng tàu và thực hiện thanh toán phí lưu container,  phí lưu bãi container (DEM/DET) trong khoảng thời gian lưu giữ container của hãng tàu.

SOC là được hiểu là một container thuộc sở hữu riêng của người vận chuyển hàng đó có thể là (shipper), và người nhận hàng ( consignee). Sau khi đã kéo container về kho riêng của mình thì khi đó bạn có thể sử dụng những container này một cách tự do. Mà không cần phải trả lại container rỗng lại cho các hãng tàu hoặc phải trả cho hãng tàu một khoản phí.

Qua những thông tin ở trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được SOC là gì? Đồng thời cũng thấy được tầm quan trọng của nó đối với ngành logistic. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề trên bạn có thể liên hệ trực tiếp tới DHL logistics để được giải đáp thêm nhé!

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: Fb.com/dhdlogistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh