CIF là gì? Trong điều kiện giao hàng CIF trách nhiệm của bên mua hàng và bên bán hàng được quy định ra sao? Để trả lời được những câu hỏi trên chúng ta hãy cùng nhau tham khảo qua bài viết bên dưới đây của chúng tôi nhé!
Cif là gì?
CIF là gì trong xuất nhập khẩu hàng hoá? CIF là một từ được viết tắt của các từ Cost , Insurance ,Freight ( gồm có chi phí, bảo hiểm và cước tàu). Đây là điều kiện giao hàng tại các cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập vào bên, người bán hàng sẽ hết trách nhiệm và chuyển giao trách nhiệm cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro này sẽ là nơi mà hàng hóa sẽ được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.
Với điều kiện CIF, phía bên người bán sẽ có trách nhiệm chính như: Thuê tàu, đặt booking và đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại phí local charges như THC, phí Seal. Bill fee hoặc phí telex Release nếu có. Trucking và làm những thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thực hiện thông quan cho lô hàng và thanh toán những khoản chi phí để đưa hàng hóa đến đích.
Phía bên người mua sẽ có trách nhiệm: Nhận hàng tại cảng khi đến, lấy vận đơn và các chứng từ có liên quan đến tiền hàng; đồng thời chịu mọi rủi ro, các tổn thất và rủi ro hàng hóa sau khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu. Phải chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng và cầu tàu trừ trường hợp phía người bán chịu theo hợp đồng quy định; lấy các giấy cho phép nhập khẩu và những giấy tờ có liên quan khác.
Chuyển giao rủi ro trong giao hàng CIF là gì?
Sự chuyển giao rủi ro trong điều kiện CIF là gì? Chuyển giao rủi ro chính là điều tạo ra sự khác biệt giữa những điều khoản đã được quy định trong Incoterms. Theo đó, nội dung của điều khoản CIF đã quy định rằng, rủi ro sẽ được chuyển giao từ cảng xếp hàng. Bên người bán hàng sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm của đường biển thay cho bên người mua, sau khi hoàn tất thủ tục sẽ tiến hành gửi bảo hiểm cho bên người mua cùng với các chứng từ liên quan.
Bạn có thể quan tâm:
Cách tính giá CIF như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu được term CIF là gì bạn cần biết được cách tính giá CIF:
Công thức tính giá trong vận chuyển CIF:
Giá của CIF = Giá của FOB + Cước vận tải đường biển + Phí bảo hiểm đường biển
Phí bảo hiểm sẽ được xác định dựa trên công thức sau:
CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
Trách nhiệm của bên bán và bên mua trong điều kiện giao hàng CIF là gì?
Trong điều kiện CIF thì cả người mua và người bán đều sẽ có những trách nhiệm riêng. Trách nhiệm của bên người mua và người bán cụ thể sẽ như sau:
Cung cấp hàng hoá
Người bán sẽ phải có trách nhiệm giao hàng và cung cấp các chứng từ quan trọng như vận đơn của đường biển và hóa đơn thương mại,…
Người mua phải có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng hoá đúng như quy định đã được thống nhất trong văn bản hợp đồng ngoại thương 2 bên mua và bán hàng đã ký kết..
Giấy phép, thủ tục
Người bán sẽ cần có trách nhiệm cung cấp giấy phép xuất khẩu cùng với những giấy tờ ủy quyền từ phía địa phương đầy đủ và hợp lệ cho lô hàng hoá xuất khẩu.
Cùng lúc đó, người mua sẽ phải có trách nhiệm phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng hoá và xin cả giấy phép nhập khẩu cho lô hàng đó.
Bảo hiểm, hợp đồng vận chuyển
Bên bán hàng sẽ có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng và phải chi trả phí vận chuyển lô hàng đó khi đến cảng đích được chỉ định.
Trong khi đó, bên mua hàng không không cần phải ký kết hợp đồng về vận chuyển chính hoặc các hợp đồng về bảo hiểm cho lô hàng hoá đó.
Giao hàng, nhận hàng
Người bán sẽ có trách nhiệm phải giao hàng tại cảng theo chỉ định từ đầu. Đây có thể được coi là một trong những điều cơ bản nhất của điều khoản CIF.
Bên mua hàng sẽ có trách nhiệm nhận hàng từ phía bên bán tại cảng được chỉ định.
Chuyển giao rủi ro
Rủi ro sẽ được thực hiện chuyển giao từ bên bán sang bên của người mua sau khi lô hàng đã được đưa qua lan can tàu.
Ngay sau đó, người mua hàng sẽ phải tiếp nhận rủi ro về hàng hóa của mình khi hàng đã được giao xuống boong tàu.
Cước phí
Đối với cước phí, phía bên bán sẽ là bên phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền phí để đưa hàng lên tàu, chuyển hàng hoá đến cảng dỡ, khai báo hải quan và làm bảo hiểm đóng các loại thuế xuất khẩu..
Trong khi đó, phía bên mua sẽ có trách nhiệm thanh toán những khoản phí phát sinh sau khi lô hàng hoá đã được giao lên tàu. Bên cạnh đó thì bên mua sẽ phải cần đóng thuế nhập khẩu và làm các thủ tục hải quan đối với lô hàng đã nhập khẩu đó.
Bằng chứng giao hàng
Bên bán sẽ cần có trách nhiệm phải giao các chứng từ gốc ngay khi lô hàng hoá được giao lên tàu. Trong khi đó bên mua hàng sẽ chấp nhận các chứng từ được chuyển giao lại bởi bên mua dưới hình thức sao cho phù hợp nhất.
Kiểm tra hàng
Người bán sẽ phải thanh toán các chi phí cho việc kiểm tra hàng hóa và quản lý chất lượng hàng hóa, đóng gói…
Người mua sẽ cần có trách nhiệm thanh toán những chi phí về công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu hàng,…
Bài viết xem thêm:
Khi nào thì nên mua CIF và một số lưu ý khi sử dụng CIF nghĩa là gì?
Vậy khi nào thì nên mua CIF và trong khi sử dụng cần phải lưu ý gì không?
Nên mua khi nào?
CIF là một điều khoản rất có lợi dành cho các Doanh nghiệp hoặc các Doanh nghiệp mới tham gia vào mua bán quốc tế và lượng hàng hóa còn chưa nhiều. Cần phải hiểu rằng, CIF có thể sẽ khiến người mua tốn nhiều tiền hơn bởi người bán trực tiếp làm việc với phía bên vận chuyển. Và có được giá họ mong muốn như một cách kiếm thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó thì khi lượng hàng nhiều hơn bên người mua có thể sẽ gặp phải những khó khăn phát sinh sau.
Lưu ý khi sử dụng điều kiện vận chuyển CIF là gì?
Điều kiện CIF chỉ được áp dụng cho những kiện hàng hoá được giao bằng đường biển và đường thủy trong nội địa. Theo các quy định của điều kiện CIF, cho dù hãng tàu có yêu cầu bên người bán giao hàng hoặc giao Container ở ICD hay cảng biển lớn thì khi nào hàng hoá đã nằm trên tàu rồi thì người bán mới hết được trách nhiệm chịu rủi ro.
Trên đây là các thông tin về CIF là gì, qua đó hy vọng bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho mình. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu khách hàng vui lòng liên hệ đến DHD Logistics để được tư vấn.
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: Fb.com/dhdlogistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh