CO Form VJ là gì? Hướng dẫn kê khai mẫu CO Form VJ

CO Form VJ là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam hoặc Nhật Bản. Đây là một tài liệu vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu giúp xác định xuất xứ hàng hóa và xác định hàng hóa có nhận được ưu đãi thuế quan hay không. Để biết thêm thông tin chi tiết về C/O Form VJ là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây!

CO Form VJ là gì?

CO form VJ là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Nhật Bản. Mẫu CO này được phòng quản lý xuất nhập khẩu cấp theo Hiệp định thương mại song phương (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trường hợp hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản, doanh nghiệp xuất trình được CO form VJ phù hợp thì sẽ được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu mà thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên thông thường mức thuế này sẽ là 0%.

Giấy C/o Form VJ
Giấy chứng nhận xuất xứ C/O Form VJ

Bạn có thể quan tâm:

Hướng dẫn kê khai CO Form VJ

Theo quy định, mẫu C/O phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Dưới đây là hướng dẫn kê khai các thông tin trên mẫu CO Form VJ:

Ô Nội dung kê khai
Ô 1 – Exporter’s Name, Address and Country Tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ và tên nước xuất khẩu.
Ô 2 – Importer’s Name or Consignee’s Name (if applicable), Address and

Country

Tên người nhập khẩu hoặc người nhận hàng (nếu có), địa chỉ và tên nước nhập khẩu.
Ô 3 – Transport details Kê khai thông tin vận tải gồm có:

  • Tên cảng xếp hàng
  • Cảng chuyển tải
  • Cảng dỡ hàng
  • Tên tàu hoặc số chuyến bay (Trong trường hợp biết).
Ô 4 – Item number (as necessary); Marks and numbers; Number and kind of packages; HS code; Description of good(s) Số thứ tự của từng mặt hàng (nếu cần thiết), ký hiệu và số mã hiệu của kiện hàng, số kiện hàng, loại kiện hàng, mã HS Code của nước nhập khẩu (ở cấp 6 số) và mô tả hàng hoá.
Ô 5 – Preference criteria Ghi tiêu chí xuất xứ
Ô 6 – Weight or other quantity Điền trọng lượng hoặc số lượng khác (trọng lượng cả bì hoặc trọng lượng tịnh)
Ô 7 –  Invoice number(s) and date(s) Điền số và ngày của hoá đơn thương mại. Lưu ý, hoá đơn phải là hoá đơn được cấp cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.
Ô 8 – Remarks
  • Trong trường hợp C/O được cấp sau, tại ô số 8 này, tổ chức cấp C/O cần ghi dòng chữ “Issued Retroactively”.
  • Nếu C/O được cấp mới, tổ chức cấp C/O cần ghi ngày cấp và số tham chiếu của C/O gốc lên C/O mới này.
  • Nếu cấp bản sao chứng thực từ C/O gốc theo khoản 2, Điều 5 của Phụ lục 5 Thông tư số 10/2009/TT-BCT, tổ chức cấp C/O cần ghi dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” lên ô số 8.

Bên cạnh đó, tổ chức cấp C/O cũng có thể ghi những ghi chú khác.

Ô 9 –  Declaration by the exporter Ghi ngày, địa điểm, tên người ký, chữ ký, tên công ty và đóng dấu của nhà xuất khẩu hoặc người được uỷ quyền. Ngày ghi tại ô này là ngày đề nghị cấp C/O.
Ô 10 – Certification Ô này dành cho cán bộ của Tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm và địa điểm cấp C/O. Bên cạnh đó trong ô này cũng sẽ có chữ ký, tên của cán bộ cấp C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O.

 

Thủ tục cấp CO Form VJ

Thủ tục cấp CO Form VJ được quy định cụ thể trong chương II Thông tư số 10/2009/TT-BCT. Cụ thể:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu thông qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương theo địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O. Hồ sơ thương nhân gồm có:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO và con dấu của thương nhân (Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT);
  • Bản sao có dấu sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân;
  • Bản sao có dấu sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
  • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Nếu có). Danh mục này được quy định tại Phụ lục 10, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O Form VJ

Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục 9)
  • Mẫu C/O được khai hoàn chỉnh (Phụ lục 6);
  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại;
  • Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.

Bước 3: Tổ chức cấp C/O tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp C/O của doanh nghiệp

  • Trong trường hợp doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ và hợp lệ thì tổ chức cấp C/O sẽ tiến hành cấp CO cho doanh nghiệp;
  • Nếu bộ hồ sơ chưa đầy đủ thì tổ chức cấp CO sẽ gửi thông báo tới doanh nghiệp đề nghị bổ sung những chứng từ còn thiếu;
  • Tổ chức cấp CO sẽ từ chối cấp CO nếu phát hiện một trong các trường hợp sau:
    • Người đề nghị cấp CO chưa đăng ký hồ sơ thương nhân;
    • Hồ sơ đề nghị cấp CO không chính xác hoặc không đầy đủ như quy định;
    • Nội dung trong bộ hồ sơ đề nghị cấp CO có sự mâu thuẫn;
    • Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp CO không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;
    • CO được khai bằng chữ viết tay hoặc mờ không đọc được, bị tẩy xóa hoặc được in bằng nhiều màu mực;
    • Có căn cứ hợp pháp chứng minh hàng hóa không có xuất xứ theo quy định hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Bước 4: Cấp C/O

Kể từ thời điểm doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ đề nghị cấp CO đầy đủ và hợp lệ, tổ chức cấp CO sẽ cấp CO cho doanh nghiệp trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc.

Bước 5: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả CO cho thương nhân.

Mẫu C/O Form VJ
Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O Form VJ

Sự khác nhau giữa CO Form AJ và VJ

CO Form AJ và VJ – Có không ít người nhầm lẫn giữa 2 mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này. Vậy điểm khác nhau giữa CO Form AJ và VJ là gì?

Nếu như CO Form VJ là mẫu giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ dành cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam hoặc Nhật Bản. Thì CO Form AJ là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước thành viên trong hiệp định AJCEP.

Nên dùng CO Form AJ hay VJ phụ thuộc nhiều vào bên đầu nhập khẩu yêu cầu. Căn cứ vào mức thuế suất ưu đãi của từng loại Form CO mà bên đầu nhập khẩu sẽ quyết định nên lựa chọn mẫu CO nào để có lợi hơn cho mình.

Bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan tới CO Form VJ là gì. Hi vọng với thông tin hữu ích trong bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về C/O Form VJ và biết cách kê khai C/O form VJ một cách dễ dàng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thuế hay thủ tục hải quan, liên hệ ngay tới DHD Logistics qua Hotline 0973 996 659 để được hỗ trợ tốt nhất.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: https://dhdlogistics.com/

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu,Cầu Giấy, Hà Nội

791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.