FCA là một trong những điều kiện trong Bộ quy tắc Incoterm 2020 – Tập quán thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thương mại quốc tế. Vậy FCA là gì trong Incoterm? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về điều kiện giao hàng FCA!
FCA là gì?
FCA (Free Carrier) – Giao hàng cho người chuyên chở là 1 trong 11 điều kiện thương mại Quốc tế Incoterm và thuộc nhóm F. Giao hàng cho người chuyên chở nghĩa là người bán giao hàng cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thỏa thuận khác theo chỉ định sau khi đã làm thủ tục thông quan. Hàng hóa được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.
Địa điểm giao hàng là nơi mà mọi rủi ro sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua. Và kể từ thời điểm hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải, mọi chi phí liên quan tới vận chuyển hàng hóa sẽ do người mua chịu.
Điều kiện giao hàng FCA được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.
Nghĩa vụ của người mua và người bán trong điều kiện giao hàng FCA
Ở mỗi điều kiện giao hàng trong Incoterm 2020, người mua và người bán sẽ có nghĩa vụ khác nhau. Vậy nghĩa vụ của người mua và người bán trong điều kiện giao hàng FCA là gì? Bảng dưới đây có thể mang tới cho bạn đọc một số thông tin bổ ích:
Nghĩa vụ người bán | Nghĩa vụ người mua | |
Giao/Nhận hàng | Giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua hàng chỉ định tại địa điểm cụ thể theo đúng thời gian đã được thỏa thuận từ trước đó. | Nhận hàng khi hàng hóa được người bán giao thành công cho người chuyên chở hoặc một người khác do
người mua chỉ định tại một địa điểm chỉ định. |
Chuyên giao rủi ro | Chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng được giao thành công tại địa điểm do người mua chỉ định. | Chịu rủi ro kể từ thời điểm hàng hóa được người bán giao thành công lên phương tiện vận chuyển tại địa điểm chỉ định. |
Vận tải | Không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải với người mua. | Tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải. Chi phí vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng sẽ do người mua chịu. |
Bảo hiểm | Không có nghĩa vụ về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa với người mua. | Không có nghĩa vụ về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa với người bán. |
Thông quan xuất/nhập khẩu | Người bán có nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu cho hàng hóa nếu cần. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu hoặc thông quan quá cảnh tại nước thứ 3 mà hàng hóa phải đi qua. Bên cạnh đó, người bán cũng không có nghĩa vụ phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu. | Hỗ trợ người bán thông quan xuất/nhập khẩu nếu có yêu cầu. |
Thời điểm chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán trong FCA
Tùy thuộc vào từng phương thức vận chuyển mà thời điểm chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
- Trường hợp lô hàng vận chuyển bằng đường sắt: Người bán chịu trách nhiệm bốc xếp hàng hóa lên toa tàu. Trách nhiệm giao hàng của người bán chỉ kết thúc khi hàng hóa được bốc lên toa tàu và được các nhân viên quản lý đường sắt tiếp quản.
- Nếu lô hàng vận chuyển bằng đường bộ: Rủi ro từ người bán được chuyển giao sang cho người mua khi hàng hóa được xếp lên xe của người bán.
- Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: Nếu hàng hóa được đóng full cont thì các container phải được vận chuyển và bốc xếp đến khu vực Terminal của cảng đi. Trách nhiệm của bên bán chấm dứt khi hàng được đưa vào bến cảng và đã thông quan thành công.
Phân biệt giữa điều kiện giao hàng FCA và FOB
FOB (Free On Board) – Giao lên tàu cũng là một trong những điều kiện giao hàng trong Incoterm. Nội dung của điều khoản này quy định người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng được xếp lên boong tàu tại cảng xếp.
Là 2 điều kiện giao hàng thuộc nhóm F, có không ít người nhầm lẫn giữa FCA và FOB. Bởi nghĩa vụ của người bán và người mua ở 2 điều kiện giao hàng này là tương tự nhau.
Tuy nhiên, nếu như ở điều kiện FOB, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Thì theo điều kiện FCA, sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu, người bán có trách nhiệm giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm cụ thể được quy định.
Nếu vận chuyển hàng hóa bằng Container, sử dụng điều khoản giao hàng FCA có nhiều thuận lợi hơn FOB bởi địa điểm giao hàng theo FCA là điểm mà tại đó hàng được giao cho người vận chuyển hoặc địa điểm tập kết của người này. Rủi ro và chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm quy định.
Trên đây là giải đáp tất tần tật thông tin liên quan tới Incoterm FCA là gì. DHD Logistics hy vọng qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để từ đó giúp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn!
CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD
Fanpage: DHD Logistics
Hotline: 0973996659
Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com
Website: http://dhdlogistics.com/
VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.