Chính sách và quy trình thủ tục nhập khẩu máy đóng gói

Máy đóng gói là thiết bị tự động với nhiều ưu điểm và năng suất làm việc hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì thế, máy đóng gói được nhiều doanh nghiệp nhập khẩu với mục đích đưa vào sản xuất để hỗ trợ nhân công. Vậy việc nhập khẩu máy đóng gói có quy trình thực hiện như thế nào? Các chính sách pháp luật  nào liên quan đến việc nhập khẩu máy đóng gói? Hãy đọc bài viết.

Quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu máy đóng gói

Việc nhập khẩu máy đóng gói được quy định tại các văn bản pháp luật dưới đây:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 về quy định thuế và thủ tục xuất nhập khẩu của hàng hóa.
  • Thông tư 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019 về quy định nhập khẩu của các máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về các mức xử phạt hành chính trong thủ tục hải quan.
Chính sách quy định nhập khẩu máy đóng gói
Chính sách quy định nhập khẩu máy đóng gói

Căn cứ theo quy định tại các văn bản pháp luật trên, máy đóng gói là sản phẩm được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, máy đóng gói trước khi nhập khẩu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Máy đóng gói được phép nhập khẩu dưới dạng là sản phẩm mới và sản phẩm đã qua sử dụng. Máy đã qua sử dụng thì tuổi thọ không được quá 10 năm.
  • Sản phẩm khi nhập khẩu cần có nhãn dán đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
  • Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm máy đóng gói trước khi nhập khẩu.

Các mức thuế suất nhập khẩu và mã HS code của máy đóng gói

Máy đóng gói là sản phẩm thuộc chương 84, phân nhóm 8422.

Cụ thể mã HS code của máy đóng gói là 84224000.

Căn cứ theo Biểu thuế XNK, các mức thuế nhập khẩu được áp dụng cho mã HS code này như sau:

  • Thuế nhập khẩu thông thường của máy đóng gói là 5%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi của máy đóng gói là 0%.
  • Thuế VAT của máy đóng gói là 10%.

Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất trình được Giấy chứng nhận xuất xứ thì sẽ được hưởng các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tương ứng với CO các form tiêu biểu như sau:

  • CO form E, giữa ASEAN – Trung Quốc là 0%.
  • CO form D, giữa các quốc gia ASEAN là 0%.
  • CO form JV, giữa Việt Nam – Nhật Bản là 0%.
  • CO form AJ, giữa ASEAN – Nhật Bản là 0%.
  • CO form AK, giữa ASEAN – Hàn Quốc là 0%.

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu máy đóng gói

Thủ tục nhập khẩu máy đóng gói được quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC gồm các bước thực hiện cơ bản sau đây:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm máy đóng gói

Máy đóng gói cần đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi làm thủ tục nhập khẩu. Doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hoặc đăng ký online qua Hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được duyệt để tiến hành kiểm tra nếu không có sai sót trong vòng 2 – 3 ngày làm việc.

Thủ tục nhập khẩu máy đóng gói mới
Thủ tục nhập khẩu máy đóng gói mới

Bước 2: Mở tờ khai nhập khẩu máy đóng gói

Khai báo việc nhập khẩu máy đóng gói thông qua hệ thống khai báo hải quan ECUS. Khai báo đầy đủ và chính xác những thông tin trên tờ khai theo yêu cầu của hệ thống.

Kiểm tra chính xác những thông tin trên tờ khai và trên chứng từ, truyền tờ khai chính thức đến cơ quan hải quan nếu không có sai sót. Tiến hành lấy phân luồng tương ứng và đưa ra các nghiệp vụ tương ứng với từng phân luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.

Bước 3: Thanh lý tờ khai và tiến hành kiểm tra máy móc

Đem bộ chứng từ gồm tờ khai, Invoice, Packing list, Bill, catalogue và các chứng từ liên quan theo yêu cầu của hải quan. Đối với máy móc, tờ khai sẽ được hải quan kiểm tra trực tiếp tại điểm đăng ký kiểm tra của doanh nghiệp.

Vận chuyển hàng hóa về kho bảo quản và trình báo với cơ quan hải quan để tiến hành kiểm tra máy móc. Cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp máy móc bằng phương pháp thủ công hoặc những máy móc hỗ trợ. Hàng hóa sẽ được thông quan nếu không có gì bất thường.

Bước 4: Tiến hành đóng thuế và đưa máy đóng gói vào sử dụng

Thực hiện đóng thuế nhập khẩu theo quy định để hoàn thành thủ tục thông quan và đưa máy đóng gói vào sử dụng.

Bạn có thẻ quan tâm:

Những lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy đóng gói

Đối với việc thực hiện thủ tục máy đóng gói, DHD Logistics đã có nhiều kinh nghiệm và rút ra được những điều lưu ý muốn chia sẻ với khách hàng như sau:

  • Đối với máy móc có giá trị lớn, cần mua bảo hiểm hàng hóa để đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
  • Xác định chính xác mã HS code để tránh ảnh hưởng đến các mức thuế nhập khẩu.
  • Máy đóng gói đã có thông báo miễn kiểm tra gồm các chứng từ giám định, chất lượng,.. thì không cần làm kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Khi khai báo tờ khai, cần ghi rõ máy đã qua sử dụng hoặc máy mới.

Nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, DHD Logistics cam kết luôn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục.

DHD Logistics với dịch vụ tốt nhất, giá cả rẻ nhất giúp khách hàng giải quyết được các bài toán kinh tế cho doanh nghiệp. Hàng hóa của khách hàng được thông quan nhanh chóng và tránh phát sinh được các chi phí trong quá trình thực hiện thủ tục.

Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu máy đóng gói mà DHD Logistics đã cung cấp cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu gặp khó khăn hay thắc mắc về thủ tục nhập khẩu máy đóng gói và các sản phẩm khác.

 

Fanpage: DHD Logistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: http://dhdlogistics.com/

Địa chỉ: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu,Cầu Giấy, Hà Nội

791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.