EXW là gì? Giá Exwork là gì? Tất cả những thông tin về phí EXW

Trong khi thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu bạn sẽ thường hay gặp các cụm từ về phí EXW? Vậy EXW là gì? Người bán và người mua sẽ có trách nhiệm như thế nào trong EXW? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua các thông tin cụ thể từ bài viết bên dưới đây nhé!

EXW là gì?

EXW là từ viết tắt của cụm từ Ex Work, nó có nghĩa là Giao hàng tại xưởng hay còn được gọi là giá xuất xưởng. EXW được biết đến là một trong những điều khoản rất cơ bản trong Incoterm dành cho tất cả những phương thức vận tải như: đường thủy nội địa, đường hàng không và đường biển….

Trong đó thì người bán sẽ tiến hành bàn giao hàng tại nhà máy và kho xưởng của mình….và người mua sẽ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ các công việc còn lại như: xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và book tàu….Khi đó bạn sẽ thấy EXW đi kèm cùng địa chỉ giao hàng của người bán.

Để hiểu rõ hơn, chúng tôi xin lấy một ví dụ cụ thể như sau: Nơi giao hàng của người bán sẽ là ở địa chỉ Khu công nghiệp Vsip 1, Bình Dương khi đó trong chứng từ và hợp đồng cần thể hiện rõ ràng về mặt: EXW Vsip 1 Industrial Zone – Binh Duong – Viet Nam, Incoterms 2020.

Với các điều khoản này, bạn sẽ hiểu được như sau:

  • Một khi điều khoản này được sử dụng thì nó có nghĩa là người bán (tại Việt Nam) sẽ giao hàng tại một địa điểm mà người mua chỉ định từ trước hoặc cũng có thể giao ngay tại xưởng của người bán (Khu công nghiệp Vsip 1).
  • Phía người mua (ở bên nước ngoài) sẽ phải chịu trách nhiệm xếp và bốc hàng lên các phương tiện vận chuyển hay thực hiện book tàu, các thủ tục xuất – nhập khẩu cho hàng hóa, trả cước vận chuyển, trả thuế (nếu có)…cho đến  khi hàng được về tới kho của người mua.

Điểm chuyên giao rủi ro hàng hóa giữa hai bên và chi phí là tại nơi xếp hàng, nếu xét trong ví dụ trên thì kho Vsip 1 sẽ là điểm chuyển giao rủi ro từ phía người bán sang cho người mua.

EXW là gì kèm vai trò
EXW là gì? Điều khoản EXW có vai trò gì đối với ngoại thương

Trách nhiệm của người mua và của người bán trong EXW là gì?

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đọc đã biết được giá exwork là gì? và EXW là gì rổi đúng không? Vậy người bán và người mua sẽ có trách nhiệm gì trong EXW này?

Trách nhiệm của bên bán trong EXW là gì?

+ Cần chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo đúng như trên hợp đồng đã thỏa thuận với người mua, đồng thời cung cấp thêm các chứng từ cần thiết có liên quan đến hàng hóa.

+ Thông báo về thời gian và địa điểm giao hàng sau đó giao hàng đúng nơi quy định như trong hợp đồng.

+ Hỗ trợ người mua các vấn đề có liên quan đến các thủ tục xuất khẩu khi có yêu cầu hoặc theo đúng như trong hợp đồng có quy định.

+ Chịu các phí tổn thất, phí phát sinh và các rủi ro cho tới khi hàng được xếp lên các phương tiện vận chuyển của phía người mua.

+ Không cần phải có trách nhiệm bốc hàng và chịu các chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải do bên mua chỉ định nếu như trong hợp đồng không có yêu cầu.

>>> Bạn có thể quan tâm: SOC là gì? Vai trò của SOC trong ngành Logistic

Trách nhiệm của bên mua trong EXW là gì?

+ Nhận hàng tại địa điểm theo đúng như thỏa thuận trong đồng với bên bán.

+ Thanh toán tiền hàng đầy đủ và chịu mọi rủi ro cũng như chi phí phát sinh sau khi nhận hàng tại cơ sở của bên người bán (chi phí bốc hàng và các chi phí kiểm hàng, chi phí về bảo hiểm, chi phí về giấy tờ và các thủ tục nhận hàng, thông quan xuất khẩu, một số các khoản chi phí bên bán bỏ ra để hỗ trợ cho mình….)

+ Làm các thủ tục và chịu các khoản chi phí để thực hiện cho quá trình thông quan xuất khẩu, quá cảnh và nhập khẩu cho lô hàng hoá của mình.

Như vậy qua đó có thể thấy, EXW là một điều khoản sẽ có lợi với bên bán và ít có lợi đối với bên mua hàng hơn. Với điều kiện này thì người mua sẽ phải thực hiện trách nhiệm cũng như chịu một mức chi phí tối đa, còn về phía người bán sẽ thực hiện các trách nhiệm và chi phí ở mức tối thiểu.

trách nhiệm các bên trong điều khoản exw
Bên bán và bên mua có trách nhiệm trong EXW

So sánh điều khoản EXW và FOB

FOB và EXW đều là hai trong số các Incoterms khác nhau và chúng có thể được sử dụng cho các chuyến hàng quốc tế. Tuy nhiên mỗi một thuật ngữ đều có những quy định riêng khi áp dụng.

Nếu sử dụng FOB Incoterm, người bán hàng sẽ phải đưa hàng hóa lên các con tàu mà người mua đã lựa chọn. Khi hàng hoá đã lên tàu, mọi trách nhiệm sẽ được chuyển giao cho phía người mua.

Nếu sử dụng EXW Incoterm, phía người bán sẽ không có nghĩa vụ phải xếp hàng hóa lên các phương thức vận chuyển do người mua chỉ định. Thay vào đó, người bán sẽ phải cung cấp sản phẩm tại một địa điểm đã được lựa chọn và phía người mua phải chịu chi phí vận chuyển cũng như các chi phí phát sinh có liên quan.

>>> Bạn cần phải biết: Fulfillment là gì? Giải pháp Fulfillment trong thương mại

Điều kiện EXW hay Ex Works?

Ex Works sẽ yêu cầu người bán phải cung cấp hàng hóa cho người mua hàng của họ tại một địa điểm đã được chỉ định. Chẳng hạn như nhà kho hoặc các nhà máy của chính người bán đó.

Người mua sẽ phải thực hiện sắp xếp phương tiện vận chuyển của họ, sau đó sẽ bốc hàng và đưa hàng đến bến cảng. Với Incoterm này thì người bán hàng sẽ không phải chịu bất kỳ chi phí vận chuyển hay sự rủi ro nào có liên quan ngay sau khi hàng được đưa lên các phương tiện vận chuyển.

FOB – Free on Board

Free on Board sẽ quy định người bán phải chịu trách nhiệm cho tất cả các khoản chi phí và rủi ro có liên quan cho đến thời điểm hàng hóa đó đã được xếp lên tàu: chi phí vận chuyển và làm thủ tục xuất khẩu, đóng thuế (nếu có) và các khoản chi phí có phát sinh liên quan). Sau đó, khi hàng hóa đã được đưa lên tàu theo đúng như trong hợp đồng hoặc được đặt sang một bên hoặc đã được xác định rõ ràng là hàng hóa của phía người mua thì trách nhiệm của người bán hàng sẽ chấm dứt.

Khi đó người bán sẽ phải chịu trách nhiệm đưa hàng hóa lên tàu của người mua theo đúng như các thủ tục thông thường của phía cảng khởi hành và thu xếp thông quan để thực hiện xuất khẩu. Khi điều đó đã được thực hiện, trách nhiệm đối với lô hàng thuộc về phía người mua – bao gồm các phí vận đơn, bảo hiểm và chi phí giao hàng, vận chuyển trở đi, thông quan khi xuất khẩu, dỡ hàng và những thứ khác sau thời điểm đó.

Qua những thông tin được chia sẻ ở trên hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ được EXW là gì? Nếu bạn vẫn còn những câu hỏi liên quan tới vấn đề xuất nhập khẩu thì có thể liên hệ trực tiếp tới DHL logistics để được hỗ trợ thêm.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DHD

Fanpage: Fb.com/dhdlogistics

Hotline: 0973996659

Email: cskh.dhdlogistics@gmail.com

Website: https://dhdlogistics.com/

VP Hà Nội: Số 28 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

VP HCM: 791/24 Trần Xuân Soạn, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh.